Bước tới nội dung

Wikipedia:Thảo luận

Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 13 giờ trước bởi Ccv2020 trong đề tài Binh đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương
Thảo luận chung

Trang này là nơi thảo luận về dự án Wikipedia tiếng Việt. Một trong những trang liệt kê dưới đây có thể thích hợp hơn cho vấn đề của bạn:

If you do not speak Vietnamese and you have any comments or questions about the Vietnamese version of Wikipedia, you can also leave a message in our guestbook. (About the Vietnamese Wikipedia)

Đối với thảo luận dài, nếu có quá nhiều nội dung, hãy tạo trang con ở đây và đưa vào trang này.


Bản tin Kỹ thuật: Tuần 10-2025

[sửa | sửa mã nguồn]

MediaWiki message delivery 02:29, ngày 4 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời

Phiền @Plantaest có thể "hỗ trợ loại bỏ mã nguồn Chú thích CSS đã lỗi thời khớp với "mw-ref" từ trang cục bộ MediaWiki:Common.css". Anster trò chuyện · đặt yêu cầu 05:05, ngày 13 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời

Growth Newsletter #33

[sửa | sửa mã nguồn]

19:00, ngày 4 tháng 3 năm 2025 (UTC)

Ai nên có quyền nhìn thấy địa chỉ IP khi Tài khoản Tạm thời được giới thiệu?

[sửa | sửa mã nguồn]

Với Tài khoản Tạm thời, chúng tôi sẽ thay thế địa chỉ IP của các biên tập viên chưa đăng ký bằng một định danh duy nhất mới. Sau thay đổi này, địa chỉ IP của các biên tập viên chưa đăng ký sẽ bị ẩn khỏi tầm nhìn công khai. Chúng tôi thực hiện thay đổi này nhằm tăng cường hỗ trợ cho sự an toàn và quyền riêng tư, đảm bảo những người đóng góp của chúng ta tiếp tục cảm thấy an toàn.

Mặt khác, trong một số tình huống, những người dùng bảo vệ wiki (chống spam, phá hoại, quấy rối, v.v.) cần nhìn thấy địa chỉ IP của các biên tập viên chưa đăng ký để có thể làm việc một cách hiệu quả. Để cân bằng những nhu cầu này, chính sách của chúng tôi là tiếp tục cấp quyền truy cập địa chỉ IP của tài khoản tạm thời cho một số người dùng, thông qua các quy trình được mô tả dưới đây.

Trước khi chúng tôi triển khai tài khoản tạm thời trên wiki này vào cuối năm nay, chúng tôi cần làm rõ ai sẽ được xem địa chỉ IP của tài khoản tạm thời. Chúng tôi muốn xin ý kiến của bạn.

Vấn đề

Hiện tại, quyền này được tự động cấp cho những người dùng:

  1. Có quyền hạn mở rộng (ví dụ bảo quản viên, kiểm định viên, bảo quản viên toàn cục, tiếp viên – xem chính sách để biết thêm ví dụ)
  2. Không có quyền hạn mở rộng nhưng tài khoản cục bộ của họ đã mở tối thiểu 6 tháng và đã thực hiện tối thiểu 300 lần sửa đổi trên dự án cục bộ.

Vấn đề của chúng tôi chỉ liên quan đến trường hợp #2. Chúng tôi đã chọn các mốc này trước khi triển khai tài khoản tạm thời trên bất kỳ wiki nào. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng các mốc này khá thấp và vẫn quá dễ dàng cho các đối tượng có ý đồ xấu có được quyền truy cập vào địa chỉ IP của tài khoản tạm thời. Chúng tôi đã nhận được lo ngại về vấn đề này từ nhiều cộng đồng, bao gồm cả các cộng đồng trong nhóm thử nghiệm đầu tiên. Chúng tôi muốn tài khoản tạm thời thực sự cải thiện quyền riêng tư của biên tập viên, vì vậy chúng tôi cần có các quy định hạn chế hơn trước khi triển khai tính năng này trên các wiki có cộng đồng lớn.

Sau khi tham khảo các lựa chọn khác với các Steward, các thành viên cộng đồng từ một số wiki thử nghiệm và các thành viên cộng đồng hoạt động trên Discord tiếng Anh, chúng tôi đang tìm kiếm phản hồi của bạn trước khi hoàn thiện thay đổi này

Hướng tiếp cận mới của chúng tôi

Chúng tôi đề xuất rằng những người dùng không có quyền hạn mở rộng có thể nộp đơn xin quyền xem địa chỉ IP của các tài khoản tạm thời, và các quản trị viên hoặc Steward sẽ quyết định có cấp quyền hay không. Mục tiêu của chúng tôi là giới hạn quyền truy cập địa chỉ IP một cách nhất quán hơn, chỉ dành cho những người thật sự cần. Việc này sẽ đòi hỏi thao tác thủ công từ con người, nhưng gánh nặng sẽ ít hơn so với việc tiếp tục cấp quyền tự động.

Khi chúng tôi triển khai tài khoản tạm thời trên nhiều wiki hơn, chúng tôi có thể đánh giá tác động và điều chỉnh phương pháp tiếp cận khi cần thiết.

Cách thức hoạt động

  • Khi một người dùng không có quyền hạn mở rộng cần xem địa chỉ IP của tài khoản tạm thời, họ sẽ cần gửi yêu cầu để được thêm vào nhóm "Người xem IP tài khoản tạm thời". Họ sẽ gửi yêu cầu tới các quản trị viên (cộng đồng địa phương sẽ quyết định quy trình này) hoặc các Steward (đối với các wiki không có quản trị viên địa phương).
  • Phần mềm sẽ yêu cầu người dùng có ít nhất 300 lần sửa đổi và tài khoản hoạt động ít nhất 6 tháng. Quản trị viên và Stewards sẽ không thể cấp quyền truy cập IP tài khoản tạm thời cho các tài khoản không đáp ứng tiêu chí này. Đây là mức tối thiểu, và chúng tôi khuyến khích các cộng đồng – đặc biệt là các cộng đồng lớn hơn – áp dụng các ngưỡng cao hơn. Dựa trên các bình luận từ các cộng đồng thử nghiệm tài khoản tạm thời, chúng tôi khuyến nghị ít nhất 600 lần sửa đổi là ngưỡng phù hợp.
  • Người dùng xem xét yêu cầu sẽ kiểm tra xem người nộp đơn có đáp ứng các yêu cầu và đưa ra lý do hợp lệ hay không. Quyền này sẽ được cấp thông qua trang Đặc biệt:Quyền người dùng.
  • Người dùng cấp quyền cũng sẽ xử lý việc thu hồi quyền này.

Lưu ý rằng yêu cầu để truy cập tính năng Thông tin IP sẽ giống hệt như yêu cầu truy cập địa chỉ IP của tài khoản tạm thời.

Các lựa chọn khác mà chúng tôi đã xem xét

Chúng tôi đã cân nhắc một loạt các lựa chọn, bao gồm:

  • Chỉ cấp quyền cho những người dùng có quyền hạn mở rộng.
    • Ưu điểm: Đây là phương án lý tưởng từ góc độ an toàn người dùng, vì chỉ những người dùng đã được cộng đồng xem xét mới có thể nhận quyền truy cập.
    • Nhược điểm: Điều này quá hạn chế. Nhiều hoạt động tuần tra được thực hiện bởi những biên tập viên không có quyền hạn mở rộng. Nếu làm vậy, chúng tôi sẽ tăng gánh nặng tuần tra lên những người dùng có quyền hạn mở rộng.
  • Tăng ngưỡng số lần sửa đổi và/hoặc tuổi tài khoản, nhưng vẫn cấp quyền tự động.
    • Ưu điểm: Thay đổi kỹ thuật đơn giản.
    • Nhược điểm: Nguy cơ các biên tập viên có ý đồ xấu giành quyền truy cập vào địa chỉ IP tài khoản tạm thời vẫn cao. Người dùng xấu có thể đạt bất kỳ ngưỡng nào, dù cao đến đâu, bằng cách sử dụng công cụ hoặc script tự động. Điều này cũng sẽ khiến các biên tập viên có thiện chí ở các dự án nhỏ khó nhận được quyền này thông qua việc biên tập thường xuyên.

Câu hỏi dành cho bạn

  • Đề xuất mới có giải quyết đầy đủ các mối quan ngại về quyền riêng tư không?
  • Có hậu quả nào đối với cộng đồng của bạn mà chúng tôi cần biết khi làm việc trên chính sách này không?

Chúng tôi muốn cập nhật chính sách trong vòng 2–3 tuần tới.

Trong những tuần tới, chúng tôi sẽ quay lại với nhiều thông tin cập nhật và tài liệu hơn về tài khoản tạm thời và các tính năng liên quan.

Cảm ơn tất cả những ai đã giúp chúng tôi xác định các lựa chọn khác nhau. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về dự án, hãy đọc bài viết Diff, ghé trang dự án của chúng tôiFAQ. Đăng ký nhận bản tin để giữ liên lạc. Xin cảm ơn! Translated by Bluetpp NKohli (WMF)SGrabarczuk (WMF) (thảo luận) 20:59, ngày 4 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời

@Bluetpp Global sysop thì cứ dịch thẳng là bảo quản viên toàn cục, còn steward là tiếp viên. ⋆˚。⋆୨✧୧˚ 강혜원 ˚୨✧୧⋆。˚⋆🎀 𝑪𝑼𝑻𝑬 🎀 14:46, ngày 7 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời

Conbo — DHN — Hoang Dat — Mxn — Nguyentrongphu — PlantaestQuenhitran — ThiênĐế98 — Thái Nhi — Trungda — Trần Nguyễn Minh Huy — TttrungViethavvh — Bluetpp @Nhóm Bảo quản viên: Baoothersks — Băng Tỏa — GDAE — Kateru Zakuro — Langtucodoc — Mongrangvebet — NhacNy2412 — NgocAnMaster — Nguyenquanghai19Pminh141 — P. ĐĂNG — Ryder1992 — Hide on Rosé — Phjtieudoc@Nhóm điều phối viên: Nhờ mọi người đọc qua nội dung này để biết, nếu có góp ý gì thì càng tốt, để tránh gây ra những sự ngỡ ngàng không mong muốn khi tính năng Thông tin IP được triển khai. Tiểu Phương「睿渊」 17:47, ngày 12 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời

Là người tham gia biên dịch trang thông tin dự án này, tôi xin đưa ra đề xuất chỉ trao quyền này (checkuser-temporary-account-viewer) cho các tuần tra viên và các thành viên có nhu cầu được cấp quyền, thay vì cài đặt mặc định là 6 tháng và 300 sửa đổi. – ⋆˚。⋆୨✧୧˚ 강혜원 ˚୨✧୧⋆。˚⋆🎀 𝑪𝑼𝑻𝑬 🎀 02:07, ngày 13 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời
Mặc định 6 tháng và có 300 lượt sửa đổi là ổn (quản trị viên cấp quyền không phải luôn đúng, sẽ có sai sót hoặc trường hợp cấp quyền tuần tra các tk chưa đạt ngưỡng 6 tháng). Wikipedia:Tuần tra viên không có mức quy định cụ thể để được cấp quyền tuần tra, do đó, việc cấp quyền đại đa số phụ thuộc vào ý kiến cá nhân của người quản trị. 300 sửa đổi có thể cày, nhưng uy tín để cấp quyền "check xem địa chỉ IP" thì cần thời gian (quyền này bảo vệ lợi ích cho người dùng IP Wikipedia, tôi nghĩ nên đặt tiêu chuẩn cao). Phần lớn các tv Wikipedia Vi cư trú tại VN, nếu có thể đề xuất phù hợp tình hình dự án tôi nghĩ là chỉ cho phép cấp quyền này cho tài khoản thỏa điều kiện: 6 tháng và 300 sửa đổi + có quyền tuần tra hoặc nhóm người dùng quản trị viên. Các tv không thuộc nhóm tuần tra và không tham gia, tôi nghĩ không có lý do cần quyền này. phongđăng (thảo luận) 03:01, ngày 13 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ 6 tháng mở tài khoản và 300 sửa đổi là phù hợp, tuy nhiên khuyến khích là thành viên đó có công cụ tuần tra như tuần tra viên hoặc người lùi sửa, hoặc công cụ bảo quản như ĐPV chẳng hạn. Thông thường những thành viên bình thường và không thường xuyên tuần tra sẽ không cần phải xem IP của tài khoản tạm thời nên không cần phải sử dụng công cụ này, nếu cần thì yêu cầu là cần thiết, tuy nhiên các BQV cấp quyền nên chú ý để nhận diện rối cày sửa đổi chờ đúng thời gian là ra cấp quyền xem IP (dù không nhiều khi xảy ra). Anster trò chuyện · đặt yêu cầu 03:58, ngày 13 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời
Tôi thiết thấy nên đặt mốc cao hơn cho các dự án lớn, và ngược lại. Tôi thiết thấy nên phân nhóm các dự án theo kích cỡ/ và từ đó cài các mốc cho phù hợp. Tôi đề xuất mức 6 tháng và 500 sửa đổi, vì 500 sửa đổi là mốc của "thành viên tự xác nhận mở rộng" (ít là tại dự án này). Tôi cũng đề xuất thêm là số edit nên chỉ tính trong không gian "Chính", để tránh spam thảo luận rất phổ biến tại đây. ✠ Tân-Vương  04:45, ngày 13 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời
@ThiênĐế98, P. ĐĂNG, và NgocAnMaster: Tôi quên chưa nói: Đây được tính là một cờ riêng. Cộng đồng có thể đồng thuận không trao cái này tự động (6 tháng và 300 sửa đổi), và Bảo quản viên có thể cấp quyền tuần tra mà không quan tâm đến việc cấp cờ này. Nếu các bạn quan tâm đến vế sau của câu vừa rồi, chúng ta có thể viết ra một bộ quy định riêng cho cờ này. – ⋆˚。⋆୨✧୧˚ 강혜원 ˚୨✧୧⋆。˚⋆🎀 𝑪𝑼𝑻𝑬 🎀 04:58, ngày 13 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời
Thực tế tôi có biết vế sau của câu này nên mới nói là thành viên có nhu cầu cần "yêu cầu" chứ không phải cái này được cấp "tự động". Anster trò chuyện · đặt yêu cầu 05:02, ngày 13 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời
Tôi đang có ý định dời đoạn thảo luận ở trên kia xuống cùng đây để cùng thảo luận. – ⋆˚。⋆୨✧୧˚ 강혜원 ˚୨✧୧⋆。˚⋆🎀 𝑪𝑼𝑻𝑬 🎀 05:07, ngày 13 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời
Việc nhìn IP trước giờ đều nhìn rồi, thì cũng đâu cần gây khó khăn quá mức? Theo tôi, cấu hình cấp tự động cho tài khoản 6 tháng 300 sửa đổi là đủ và quá dư so với trung bình. Giảm bớt việc không cần thiết. Plantaest (thảo luận) 05:20, ngày 13 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời
Nếu muốn làm khắt khe hơn, như tăng các chỉ số, hay cấp theo nhu cầu, thì hãy biện giải thử, nếu có quyền này, thì nó sẽ có gây hại gì, rủi ro gì so với không có? Trong khi trước giờ IP vẫn lòi ra như thường và chính IP mới là bên chịu thiệt, hơn là tài khoản có quyền nhìn IP dưới lớp tên giả. Plantaest (thảo luận) 05:22, ngày 13 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời
Việc dùng tên giả cho IP có lợi thế là tạo ra tài khoản cho người thực hiện sửa đổi (xin gọi là D) trên thiết bị E. Theo như sự tìm hiểu của tôi và thử nghiệm bên testwiki, tài khoản D hoạt động như tài khoản thông thường, có thể sửa đổi bằng nhiều IP, và khi đó thì trong giao diện của người có cờ sẽ được xem D đã sửa đổi trên bao nhiêu địa chỉ IP. Nhìn chung, đây là “checkuser của người không phải là checkuser”. – ⋆˚。⋆୨✧୧˚ 강혜원 ˚୨✧୧⋆。˚⋆🎀 𝑪𝑼𝑻𝑬 🎀 06:15, ngày 13 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời
Một câu hỏi là cơ chế gộp IP của tài khoản giả là thế nào? Tôi đang suy nghĩ, nếu như cùng IP, nhưng khác thiết bị thì có gộp? Và ngược lại? Plantaest (thảo luận) 10:16, ngày 13 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời
@Plantaest: Chung IP nhưng cookie hết hạn thì bị tách thành tài khoản riêng. Tài khoản tạm hoạt động theo cơ chế cookie. ⋆˚。⋆୨✧୧˚ 강혜원 ˚୨✧୧⋆。˚⋆🎀 𝑪𝑼𝑻𝑬 🎀 10:28, ngày 13 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời
Như vậy, một tài khoản giả tương ứng với một cookie, trong thời gian cookie còn hạn, nếu có đổi IP thì nó tiếp tục gộp vào tài khoản giả. Như vậy, theo tôi, cùng IP nhưng khác thiết bị thì khả năng cao sẽ có 2 tài khoản giả, vì lúc này sẽ có 2 cookie. Thậm chí nếu chia ra từng profile trình duyệt hoặc trình duyệt riêng biệt, cũng có khả năng tách tài khoản giả. Plantaest (thảo luận) 10:32, ngày 13 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời
Chính xác là như vậy. Tài khoản giả khi hết hạn là hết hạn vô hạn, mặc dù BQV vẫn có thể lấy IP ra và cấm như thường. Theo như vừa kiểm tra, cấm tài khoản giả vẫn chỉ cấm IP gần nhất sửa đổi. ⋆˚。⋆୨✧୧˚ 강혜원 ˚୨✧୧⋆。˚⋆🎀 𝑪𝑼𝑻𝑬 🎀 10:36, ngày 13 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời
Theo tôi biết thì cookie của wiki có hạn khá lâu, có khi tính bằng năm. Như vậy, nếu một người dùng ẩn danh mà luôn dùng 1 thiết bị, 1 trình duyệt, thì khả năng cao họ sẽ không thay đổi tài khoản tạm trong một thời gian khá dài; trong khi IP của họ có thể đã đổi nhiều lần. Plantaest (thảo luận) 10:40, ngày 13 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời
Có trang Special:IPContributions được dùng để xem đóng góp của một IP cụ thể và giúp kiểm tra xem IP này đã kinh qua bao nhiêu tài khoản giả. Trang này chỉ dành cho người có cờ. ⋆˚。⋆୨✧୧˚ 강혜원 ˚୨✧୧⋆。˚⋆🎀 𝑪𝑼𝑻𝑬 🎀 10:39, ngày 13 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời
Đây là một ví dụ với 28 địa chỉ IP (chú ý: giao diện của bảo quản viên). ⋆˚。⋆୨✧୧˚ 강혜원 ˚୨✧୧⋆。˚⋆🎀 𝑪𝑼𝑻𝑬 🎀 08:06, ngày 13 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời
@NgocAnMaster vì bạn không có cờ xem IP, nhờ bạn xem thử testwiki:Special:IPInfo/~2025-28120 xem có xem được không. ⋆˚。⋆୨✧୧˚ 강혜원 ˚୨✧୧⋆。˚⋆🎀 𝑪𝑼𝑻𝑬 🎀 08:10, ngày 13 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời
Tôi bấm Submit thì chỉ thấy 1 bảng trắng, có tầm hơn 20 hàng, nhưng chỉ cột Version có giá trị "IPv4" rồi hết, không còn gì nữa. Chứng tỏ nếu không có quyền "checkuser-temporary-account-viewer", tôi chỉ biết tài khoản giả đó bao nhiêu IP dùng và không thể biết IP đó là gì. Plantaest (thảo luận) 10:09, ngày 13 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời
@Plantaest: Đây là những gì tôi thấy (Chú ý: Phải bấm nút Show IP thì dàn IP mới hiển thị, còn các thông tin khác đã hiện sẵn khi tải trang). ⋆˚。⋆୨✧୧˚ 강혜원 ˚୨✧୧⋆。˚⋆🎀 𝑪𝑼𝑻𝑬 🎀 10:13, ngày 13 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời
Bảng của tôi cũng giống vậy, nhưng chỉ có cột Version thôi, chứ không thể biết IP là gì; các cột còn lại đều trắng hết. Plantaest (thảo luận) 10:14, ngày 13 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời
Tôi cũng thấy giống Plantaest. Anster trò chuyện · đặt yêu cầu 12:02, ngày 13 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ đồng ý theo họ cũng được: "Chúng tôi đề xuất rằng những người dùng không có quyền hạn mở rộng có thể nộp đơn xin quyền xem địa chỉ IP của các tài khoản tạm thời, và các quản trị viên hoặc Steward sẽ quyết định có cấp quyền hay không." Plantaest (thảo luận) 10:34, ngày 13 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời
@PlantaestThiênĐế98: Đã soạn xong bộ quy định ban đầu dựa trên bản quy định của WMF. ⋆˚。⋆୨✧୧˚ 강혜원 ˚୨✧୧⋆。˚⋆🎀 𝑪𝑼𝑻𝑬 🎀 11:16, ngày 13 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời
@Hide on Rosé: 1000 sửa đổi ở không gian Chính là quá nhiều đó. Theo tôi biết, viwiki chỉ có khoảng 2000 thành viên có từ 300 sửa đổi (Wikipedia:Danh sách thành viên Wikipedia theo số lần sửa trang). Theo tôi, mức 600 sửa đổi (không phân biệt không gian) theo kiến nghị từ Meta là hợp lý rồi. Plantaest (thảo luận) 11:24, ngày 13 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời
Tôi sẽ cân nhắc sửa lại, nhưng tôi không chắc ThiênĐế98 đã hiểu về công dụng, mặt lợi và mặt hại của cờ này chưa. ⋆˚。⋆୨✧୧˚ 강혜원 ˚୨✧୧⋆。˚⋆🎀 𝑪𝑼𝑻𝑬 🎀 11:27, ngày 13 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời
Căn bản, quyền này được duyệt bởi BQV, nên BQV sẽ chịu trách nhiệm. Do đó, không cần có mức cụ thể (trừ vụ 6 tháng 300 sửa đổi để đáp ứng yêu cầu tối thiểu của phần mềm). Như cờ autopatrolled cũng không có mức cụ thể. Ai có nhu cầu chống phá hoại thì liên hệ thôi. Plantaest (thảo luận) 11:29, ngày 13 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời
6 tháng và 300 sửa đổi là mức đề xuất của WMF, nếu wiki không thay đổi thì tự động trao quyền này (hành chính viên vẫn có thể rút lại). ⋆˚。⋆୨✧୧˚ 강혜원 ˚୨✧୧⋆。˚⋆🎀 𝑪𝑼𝑻𝑬 🎀 05:36, ngày 14 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời
@Hide on Rosé: Xem các bullet mục "Cách thức hoạt động", dù cho BQV có cấp thì tài khoản cũng phải đáp ứng tối thiểu 6 tháng 300 sửa đổi. Plantaest (thảo luận) 06:37, ngày 14 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời
Hide on Rosé Bao nhiêu dự án đang triển khai thử đề xuất này? phongđăng (thảo luận) 12:18, ngày 14 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời
29 tháng 10 năm 2024:
5 tháng 11 năm 2024:
⋆˚。⋆୨✧୧˚ 강혜원 ˚୨✧୧⋆。˚⋆🎀 𝑪𝑼𝑻𝑬 🎀 12:56, ngày 14 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời

Universal Code of Conduct annual review: proposed changes are available for comment

[sửa | sửa mã nguồn]

My apologies for writing in English. Xin hãy giúp dịch sang ngôn ngữ của bạn.

I am writing to you to let you know that proposed changes to the Universal Code of Conduct (UCoC) Enforcement Guidelines and Universal Code of Conduct Coordinating Committee (U4C) Charter are open for review. You can provide feedback on suggested changes through the end of day on Tuesday, 18 March 2025. This is the second step in the annual review process, the final step will be community voting on the proposed changes. Read more information and find relevant links about the process on the UCoC annual review page on Meta.

The Universal Code of Conduct Coordinating Committee (U4C) is a global group dedicated to providing an equitable and consistent implementation of the UCoC. This annual review was planned and implemented by the U4C. For more information and the responsibilities of the U4C, you may review the U4C Charter.

Please share this information with other members in your community wherever else might be appropriate.

-- In cooperation with the U4C, Keegan (WMF) 18:51, ngày 7 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời

Bản tin Kỹ thuật: Tuần 11-2025

[sửa | sửa mã nguồn]

MediaWiki message delivery 23:07, ngày 10 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời

Hệ thống dò nguồn không đáng tin cậy

[sửa | sửa mã nguồn]

Chào buổi sáng, và tôi xin giới thiệu phiên bản tiếng Việt của hệ thống dò nguồn không đáng tin cậy/nguồn đáng nghi trên Wikipedia tiếng Việt được nhập về từ en:User:Headbomb/unreliable.js (hệ thống UPSD bên en). Bạn có thể xem script hoàn chỉnh tại Thành viên:NgocAnMaster/unreliable.js. Hiện tại hệ thống này chỉ mới bao gồm các nguồn từ bên en và chưa hoàn chỉnh do còn thiếu rất nhiều nguồn bên vi (tạm gọi đây là script ở giai đoạn beta bên vi đi~), các bạn có thể tham gia thêm/bớt và dịch tham số rules tại trang thảo luận của script này (Thảo luận Thành viên:NgocAnMaster/unreliable.js). Mời các bạn có hứng thú với mảng kỹ thuật dùng thử và hỗ trợ đóng góp cho script này. Bạn có thể tham khảo trang tài liệu đầy đủ tại en:User:Headbomb/unreliable. Anster trò chuyện · đặt yêu cầu 04:02, ngày 12 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời

Cảm giác cơ chế của cái này còn khá thô sơ khi phải thêm dữ liệu vào chính script. Quan điểm của tôi thì nên có một ứng dụng bên Toolforge chứa DB về mấy nguồn không đáng tin cậy chẳng hạn, rồi script chỉ cần gọi API là được. Vấn đề là nếu tôi làm thì có ai dùng không? Bên en họ có giải pháp tương tự tôi nói? Plantaest (thảo luận) 10:46, ngày 13 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời
Trường hợp này cũng được, tuy nhiên sẽ cần có một danh sách dữ liệu nguồn nào đáng tin cậy, nguồn nào không đáng tin cậy trên Wikipedia tiếng Việt để xem xét đưa vô DB. Chứ bên en chỉ có các nguồn trong danh sách nguồn đáng tin cậy bên en. Tôi cho rằng với script này sẽ giúp tuần tra viên nhận diện dễ dàng hơn nguồn nào là nguồn tránh dùng, nguồn bị blacklist bằng cách đánh dấu màu liên kết đó. Anster trò chuyện · đặt yêu cầu 12:09, ngày 13 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời

An improved dashboard for the Content Translation tool

[sửa | sửa mã nguồn]

Xin chào Wikipedians,

Apologies as this message is not in your language, Xin hãy giúp dịch sang ngôn ngữ của bạn.

The Language and Product Localization team has improved the Content Translation dashboard to create a consistent experience for all contributors using mobile and desktop devices. Below is a breakdown of important information about the improvement.

What are the improvements?
The improved translation dashboard allows all logged-in users of the tool to enjoy a consistent experience regardless of their type of device. With a harmonized experience, logged-in desktop users can now access the capabilities shown in the image below.

Notice that in this screenshot, the new dashboard allows: Users to adjust suggestions with the "For you" and "...More" buttons to select general topics or community-created collections (like the example of Climate topic). Also, users can use translation to create new articles (as before) and expand existing articles section by section. You can see how suggestions are provided in the new dashboard in two groups ("Create new pages" and "Expand with new sections")-one for each activity.


In the current dashboard, you will notice that you can't adjust suggestions to select topics or community-created collections. Also, you can't expand on existing articles by translating new sections.

Does this improvement change the current accessibility of this tool in this Wikipedia?
The Content translation tool will still be in beta; therefore, only logged-in users who activated the tool from the will continue to have access to the content translation tool. Also, if the tool is only available to a specific , it will remain that way.

When do we plan to implement this improvement?
We will implement it on your Wikipedia and others by 24th, March 2025.

What happens to the former dashboard after we implement the improvement?
You can still access it in the tool for some time. We will remove it from all Wikipedias by May 2025, as maintaining it will no longer be productive.

Where can I test this improvement and report any issues before it is implemented in this Wiki?
You can try the improved capabilities in the test wiki using this link: https://test.wikipedia.org/w/index.php?title=Special:ContentTranslation&campaign=contributionsmenu&to=es&filter-type=automatic&filter-id=previous-edits&active-list=suggestions&from=en#/ . If you notice an issue related to the improved dashboard in the test wiki, please let us know in this thread and ping me, or report it in Phabricator, adding these tags: BUG REPORT and ContentTranslation.

Please ask us any questions regarding this improvement in this thread. Thank you!

On behalf of the Language and Product Localization team.

UOzurumba (WMF) 04:23, ngày 14 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời

Wiki của bạn sẽ sớm ở chế độ chỉ đọc

[sửa | sửa mã nguồn]

MediaWiki message delivery 23:14, ngày 14 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời

Sự khảo sát - Kiểm tra tự động

[sửa | sửa mã nguồn]

Xin chào!

Nhóm Công cụ Kiểm duyệt viên đã chạy thử công cụ Kiểm tra tự động trên Wikipedia. Trình kiểm duyệt tự động là một công cụ chống phá hoại, khôi phục các chỉnh sửa không mang tính xây dựng dựa trên điểm số từ mô hình học máy và sẽ có sẵn cho tất cả cộng đồng ngôn ngữ.

Vì wiki của bạn đã bật Kiểm tra tự động nên chúng tôi muốn thu thập phản hồi của bạn về hoạt động của công cụ này và những chức năng hoặc tính năng mà bạn muốn bổ sung cho Kiểm tra tự động trong tương lai. Bạn sẽ không mất quá 5-10 phút để hoàn thành khảo sát.

Để thực hiện khảo sát, vui lòng truy cập: https://wikimedia.qualtrics.com/jfe/form/SV_e2RbGjC1gwQ8Plk

Để đọc thêm thông tin về dự án này, bạn có thể truy cập Trang dự án Trình kiểm duyệt tự động.

Nếu bạn có thắc mắc khác, vui lòng liên hệ: [email protected]

Xin cảm ơn!

OTichonova (WMF) (thảo luận) (via Trizek (WMF) (thảo luận)) 19:04, ngày 17 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời

@Trizek (WMF): Just to ask: Who translated this message and the survey form? ⋆˚。⋆୨✧୧˚ 강혜원 ˚୨✧୧⋆。˚⋆🎀 𝑪𝑼𝑻𝑬 🎀 12:44, ngày 21 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời
I don't know, I'm just the messenger. :)
Can you tell me what should be changed? Trizek (WMF) (thảo luận) 17:55, ngày 21 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời
@Trizek (WMF) This message and the survey should be re-translated. ⋆˚。⋆୨✧୧˚ 강혜원 ˚୨✧୧⋆。˚⋆🎀 𝑪𝑼𝑻𝑬 🎀 22:46, ngày 21 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời
We can change, but we need to know what is the problem with the curent translation first. :) – Trizek (WMF) (thảo luận) 09:39, ngày 24 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời
@Hide on Rosé Đại khái vẫn đọc được mà :"D Không đến nỗi nào. – Tiểu Phương「睿渊」 10:10, ngày 24 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời

Bản tin Kỹ thuật: Tuần 12-2025

[sửa | sửa mã nguồn]

MediaWiki message delivery 23:47, ngày 17 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời

Phased deployment of the CampaignEvents extension across various Wikipedias

[sửa | sửa mã nguồn]

Hello!

Apologies for writing this message in English.

I am writing on behalf of the Campaigns product team who are planning a global deployment of the CampaignEvents extension to all Wikipedias, starting with a small batch in April 2025.

The Vietnamese Wikipedia is one of the wikis proposed for this phase! This extension is designed to help organizers plan and manage events, wikiprojects, and other on-wiki collaborations. Also making these events/wikiprojects more discoverable. You can find out more here on the FAQs page.

The three main features of this extension are:

  1. Event Registration: A simple way to sign up for events on the wiki.
  2. Event List: A calendar to show all events on your wiki. Soon, it will include WikiProjects too.
  3. Invitation Lists: A tool to find editors who might want to join, based on their edits.

Please Note:

This extension comes with a new user right called "Event Organizer," which will be managed by the administrators of Vietnamese Wikipedia, allowing the admins to decide when and how the extension tools are used on the wikis.

Once released, the organizer-facing tools (Event Registration and Invitation Lists) can only be used if someone is granted the Event-Organizer right, managed by the admins.

The only tool that is available immediately after release is the ‘’Collaboration List’’, which is a read-only page that lists events and WikiProjects that people can join.

The extension is already on some wikis,e.g Meta, Wikidata, English Wikipedia (see full list). Check out the phased deployment plan and share your thoughts by March 31, 2025.

To Admins,

your feedback and thoughts are especially important because this extension includes a new user right called "Event Organizer," which will be managed by you. Once you take a look at the details above and on the linked pages, we suggest drafting a community policy outlining criteria for granting this right on Vietnamese Wikipedia. Check out Meta:Event_organizers and Wikidata:Event_organizers to see examples.

For further enquiries, feel free to contact us via the talkpage, or email [email protected].

~~~~ – IKristiani-WMF (thảo luận) 05:51, ngày 24 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời

Bản tin Kỹ thuật: Tuần 13-2025

[sửa | sửa mã nguồn]

MediaWiki message delivery 22:41, ngày 24 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời

Phát hiện hàng nghìn tài khoản bị xâm nhập tháng 3 năm 2025

[sửa | sửa mã nguồn]

Mới đây, Quỹ Wikimedia và các Tiếp viên đã tiến hành khóa toàn cục khoảng 36.000 tài khoản Wikimedia được cho là đã bị xâm nhập trái phép do mật khẩu tài khoản được dùng chung với mật khẩu tài khoản thuộc các dịch vụ trực tuyến khác. Theo tôi biết, viwiki có thành viên @KhangPham2006 bị dính đạn trong vụ này. (Các tài khoản bị khóa bởi WMFOfficeAntiCompositeNumber, xin xem tại truy vấn 92196 và nhật trình khóa tương ứng). Theo WMF nói, phần lớn các tài khoản bị nhắm vào chỉ là tài khoản có số sửa đổi nhỏ, chỉ có 2% tài khoản có trên 100 sửa đổi, và họ không phát hiện dấu hiệu nhắm vào các thành viên giữ quyền bảo quản nâng cao.
Hướng dẫn dành cho các bạn bị ảnh hưởng bởi vụ này: Trước tiên, hãy đảm bảo rằng bạn đã chọn một mật khẩu thật mạnh, và độc lập với mật khẩu dùng tại các trang web khác. Tiếp theo, hãy gửi thư về ca@wikimedia.org (Nhóm Tin cậy và An toàn), cung cấp các bằng chứng chứng minh bạn sở hữu tài khoản đó và đảm bảo rằng bạn đã đảm bảo bảo mật cho tài khoản của bạn. Như vậy là bạn đã có thể trở lại sửa đổi bình thường. Chi tiết vui lòng xem tại Quỹ Wikimedia/Phát hiện hàng nghìn tài khoản bị xâm nhập tháng 3 năm 2025 § Các bước tiếp theoTrợ giúp:Tài khoản bị xâm nhập. ⋆˚。⋆୨✧୧˚ 강혜원 ˚୨✧୧⋆。˚⋆🎀 𝑪𝑼𝑻𝑬 🎀 14:41, ngày 28 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời

@Plantaest: Vụ này hay, nhưng theo tôi, lỗi vẫn thuộc về phía người dùng hơn là T&S. Có điều, vụ này chỉ nhắm đến những tài khoản có số sửa đổi nhỏ lẻ, theo họ thống kê chỉ có hơn 2% tài khoản có trên 100 sửa đổi. ⋆˚。⋆୨✧୧˚ 강혜원 ˚୨✧୧⋆。˚⋆🎀 𝑪𝑼𝑻𝑬 🎀 14:45, ngày 28 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời
@Hide on Rosé Nếu được thì bạn có thể dịch luôn bài en:Credential stuffing, vì nó là 1 phần của thông báo gốc với lại bên wiki tiếng Việt đang thiếu dạng bài này. —Pminh141 [ Thảo luận ] 14:56, ngày 28 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời
Mai làm luôn! ⋆˚。⋆୨✧୧˚ 강혜원 ˚୨✧୧⋆。˚⋆🎀 𝑪𝑼𝑻𝑬 🎀 14:57, ngày 28 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời
Mình nghĩ là sẽ có người quan tâm đến thông báo này và sẽ đọc thông báo gốc, cho nên có bài dạng bách khoa này là điều nên làm. :D —Pminh141 [ Thảo luận ] 14:59, ngày 28 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời
Mới dịch thêm trang thông tin để đưa lên đây nữa á. ⋆˚。⋆୨✧୧˚ 강혜원 ˚୨✧୧⋆。˚⋆🎀 𝑪𝑼𝑻𝑬 🎀 15:04, ngày 28 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời
Mấy ngày nay tôi cũng nghe vài vụ hack. Giờ hacker máu liều thật. Có vẻ tương lai Wikipedia cũng dần trong tầm ngắm của họ. Bẻ khóa bằng credential stuffing thường không liên quan việc ít sửa đổi, giống thử chìa khóa vào nhiều ổ khóa rồi chờ kết quả. Tk lâu năm mà còn đặt mật khẩu Wikipedia trùng mật khẩu game, tk gì đó, hacker họ hack được một trong số đó thì các tk liên quan bắt đầu mệt là vừa, chứ riêng gì tv mới. phongđăng (thảo luận) 15:46, ngày 28 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời
@P. ĐĂNG Gần giống bruteforce thôi. Tôi thấy bật xác thực dùng hai yếu tố và đừng để ai lấy trộm cookie là khá an toàn. ⋆˚。⋆୨✧୧˚ 강혜원 ˚୨✧୧⋆。˚⋆🎀 𝑪𝑼𝑻𝑬 🎀 22:37, ngày 28 tháng 3 năm 2025 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến P. ĐĂNG Đây không đúng chất là hack thật sự. Ví dụ, bạn chơi game online và dùng mật khẩu trùng với mật khẩu tk Wikipedia của bạn. Tk game online của bạn bị hack -> đồng nghĩa mật khẩu tk Wikipedia của bạn cũng bị lộ. Hoặc, bạn đăng nhập vào Wikipedia ở quán nét -> nếu máy quán net có spyware được cài đặt sẵn trước đó -> khi bạn đăng nhập vào Wikipedia -> tk và mật khẩu của bạn sẽ bị lộ. Hack Wikipedia thì hầu như hiện tại trên thế giới chưa ai đủ trình để hack được. Bảo mật của Wikipedia là nằm top trên thế giới. Hack gián tiếp thì có nhiều vụ đã xảy ra trong quá khứ rồi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 21:19, ngày 3 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời
    Top đầu thôi, chứ không phải an toàn 100%. Có lý do để người ta tách quyền bảo quản viên và bảo quản viên giao diện ra mà. ⋆˚。⋆୨✧୧˚ 강혜원 ˚୨✧୧⋆。˚⋆🎀 𝑪𝑼𝑻𝑬 🎀 22:51, ngày 3 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời
    Phòng cháy hơn chữa cháy. Hiện tại, tôi chưa thấy hacker nào đủ trình để hack được Wikipedia một cách trực tiếp (dù có là hacker số 1 thế giới). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 01:49, ngày 4 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời
    Nguyentrongphu Trường hợp này hack gián tiếp. Làm tôi nhớ vụ MySpace và LinkedIn bị hacker làm rò rỉ hàng trăm triệu dữ liệu tài khoản năm nào, một số người "tái sử dụng" mật khẩu nên các tk liên quan bị xâm nhập (trong đó có người nổi tiếng). Hack Wikipedia trực tiếp chưa thấy, nhưng gián tiếp bằng cách thâu tóm thì có vẻ thực sự không thể loại trừ, cái này động lực nhất là yếu tố chính trị. Vụ đại học fake Ấn Độ mà là nội dung chính trị thì không biết thiệt hại đã cỡ nào. Một số nhà tù ví dụ Alcatraz tuyên bố không thể vượt ngục nhưng vẫn xảy ra (cách không ngờ thôi). Vẫn còn một số kỹ thuật hack chưa được phát hiện (đương nhiên của hacker tinh vi). phongđăng (thảo luận) 04:34, ngày 5 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời

Bản tin Kỹ thuật: Tuần 14-2025

[sửa | sửa mã nguồn]

MediaWiki message delivery 00:04, ngày 1 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời

Tài khoản tạm thời: cách để cập nhật mã nguồn của bạn

[sửa | sửa mã nguồn]

Vì Tài khoản Tạm thời sẽ được triển khai trong năm nay, nhóm Sản phẩm Tin cậy & An toàn đang gửi đi thông báo này nhằm hỗ trợ đảm bảo rằng các công cụ, tiện ích, bot, user script, AbuseFilter và bất kỳ mã nào do cộng đồng duy trì vẫn tiếp tục hoạt động một cách trơn tru.

Tài khoản tạm thời là gì? Tài khoản tạm thời là một loại tài khoản mới dành cho các biên tập viên chưa đăng ký. Khi một người dùng chưa đăng nhập cố gắng thực hiện một chỉnh sửa, họ sẽ được gán một tài khoản tạm thời và sẽ được đăng nhập vào tài khoản đó. Các công cụ tập trung vào quy trình làm việc với người dùng chưa đăng nhập có thể cần được cập nhật để hoạt động đúng cách. Những công cụ sử dụng địa chỉ IP của các biên tập viên chưa đăng nhập sẽ không còn hoạt động, và chức năng của chúng cần được viết lại để sử dụng tài khoản tạm thời. Hiện tại, tài khoản tạm thời đã được triển khai trên một số wiki thử nghiệm, và sẽ được triển khai đầy đủ trên tất cả các wiki trong năm nay.

Bạn có thể giúp đỡ bằng cách nào:

  • Kiểm tra xem đoạn mã (dù là trên Toolforge hay trên wiki, bao gồm: công cụ, tiện ích, bot hoặc user script) mà bạn đã tạo hoặc thường xuyên sử dụng có hoạt động trên các wiki mà tài khoản tạm thời đã được kích hoạt hay không. Đây là danh sách các wiki nội dung, và đây là danh sách các wiki thử nghiệm và beta cluster có tài khoản tạm thời.
  • Nếu bạn phát hiện một công cụ có thể bị ảnh hưởng, chúng tôi khuyến khích bạn thử cập nhật công cụ đó dựa trên hướng dẫn tài liệu dành cho nhà phát triển của chúng tôi. Chúng tôi cũng mong bạn tạo một task trên Phabricator với thẻ #temporary-accounts. Việc này sẽ giúp chúng tôi theo dõi tác động của các thay đổi đối với mã do cộng đồng sở hữu.
  • Xem xét lại các bộ lọc AbuseFilter đang được sử dụng trên wiki của bạn. Bất kỳ bộ lọc nào đang sử dụng IP thông qua user_name sẽ không còn hoạt động được nữa. Những bộ lọc này cần được cập nhật để sử dụng biến user_unnamed_ip thay thế. Một ghi chú từ các kỹ sư của chúng tôi: "Trường hợp sử dụng chính nên là khi bạn thử những thứ như ip_in_range(s). Những thao tác map tới tên người dùng nhìn chung vẫn sẽ ổn, vì chúng sẽ tiếp tục map tới tên tài khoản tạm thời." Nếu bạn có thêm câu hỏi về AbuseFilter, bạn có thể để lại bình luận tại thẻ Phabricator T369611.

Việc bạn tham gia thử nghiệm và báo cáo sẽ giúp đảm bảo các công cụ quan trọng tiếp tục hoạt động trơn tru với bản cập nhật này. Cảm ơn bạn đã đồng hành và hỗ trợ! Udehb-WMF (thảo luận) 14:32, ngày 2 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời

@Plantaest Có một vài vấn đề kĩ thuật liên quan, phiền bạn đọc qua (nếu chưa đọc). – Tiểu Phương「睿渊」 09:41, ngày 3 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời
@Bluetpp Trước mắt cứ nhìn qua bộ lọc sai phạm, sau đó cần phải định hình lại script và gadget. Tuy nhiên theo quan sát và thử nghiệm, tài khoản tạm thời đúng nghĩa là tài khoản nên phần lớn công cụ hoạt động bình thường. ⋆˚。⋆୨✧୧˚ 강혜원 ˚୨✧୧⋆。˚⋆🎀 𝑪𝑼𝑻𝑬 🎀 10:11, ngày 3 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời

Final proposed modifications to the Universal Code of Conduct Enforcement Guidelines and U4C Charter now posted

[sửa | sửa mã nguồn]

The proposed modifications to the Universal Code of Conduct Enforcement Guidelines and the U4C Charter are now on Meta-wiki for community notice in advance of the voting period. This final draft was developed from the previous two rounds of community review. Community members will be able to vote on these modifications starting on 17 April 2025. The vote will close on 1 May 2025, and results will be announced no later than 12 May 2025. The U4C election period, starting with a call for candidates, will open immediately following the announcement of the review results. More information will be posted on the wiki page for the election soon.

Please be advised that this process will require more messages to be sent here over the next two months.

The Universal Code of Conduct Coordinating Committee (U4C) is a global group dedicated to providing an equitable and consistent implementation of the UCoC. This annual review was planned and implemented by the U4C. For more information and the responsibilities of the U4C, you may review the U4C Charter.

Please share this message with members of your community so they can participate as well.

-- In cooperation with the U4C, Keegan (WMF) (talk) 02:04, ngày 4 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời

Trò lừa bịp

[sửa | sửa mã nguồn]

Hôm nay tình cờ ngang qua Thảo luận Wikipedia:Bạn có biết/2025/Tuần 15 thấy có bài Trò lừa bịp Alan MacMasters do Nguyenquanghai19 viết; lại nhớ thêm Trò lừa bịp Chiết Mao. mình nghĩ wikipedia cũng nên có bài về Trò lừa bịp mấy lá cờ fake của tên C. Nhưng ko biết phải đặt chú thích thế nào nữa. nó thật sự gây hại rất nhiều trên diện rộng - Vô ngã (Vô thường) 02:45, ngày 6 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời

@TUIBAJAVE Mấy cái này có bài là do nó lớn và được nhiều báo viết bài, vụ C thì nghiêm trọng thật nhưng không nổi bằng nên không có báo nào viết cả. Cái này viết một bài luận là được rồi – I So bad 02:54, ngày 6 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời
nó ko nổi nhưng tác hại thì ghê gớm - Vô ngã (Vô thường) 03:00, ngày 6 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời
Thành viên:Đơn giản là tôi Không phải không nổi bằng. Vấn đề là nền học thuật ở VN còn yếu kém. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 01:40, ngày 7 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời
Thêm bài mới. Lần này bài do CVQT chắp bút. ⋆˚。⋆୨✧୧˚ 강혜원 ˚୨✧୧⋆。˚⋆🎀 𝑪𝑼𝑻𝑬 🎀 08:54, ngày 6 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời
Hide on Rosé viết thì cũng ko khó mà ko có chú thích hỗ trợ thì cái bài sao vững chán là vậy á bạn - Vô ngã (Vô thường) 14:03, ngày 6 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời
Phải có nguồn uy tín, như ít nhất một bài báo khoa học chẳng hạn. Động lực để có một bài báo học thuật liên quan vụ này theo tôi là có tiềm năng, khi có một số bạn làm trong ngành nghiên cứu văn hóa và có tham gia wiki. Tuy nhiên cộng đồng cũng cần thúc đẩy thông qua các công cụ mà chúng ta có thể thực hiện như RFC tại Meta. Một chuyện có thể liên quan gần đây là về Nam Phương Hoàng hậu, cuốn sách Theo dấu Hoàng hậu Nam Phương và Vua Bảo Đại đã đính chính khá nhiều thông tin sai lệch từ trước giờ về bà, như việc bà tên "Nguyễn Thị Lan" thay vì là "Nguyễn Hữu Thị Lan" như trong bài viết wiki hiện tại. Xem post Facebook của Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn về vấn đề này. Như vậy, để giải quyết các vấn đề học thuật, cần dùng cách của học thuật. Nếu viết ra mà không nguồn thì không khác gì cãi lộn ngoài chợ, "trust me bro". Việc vụ cờ quạt và hàng tá vụ khác của wiki không được báo chí VN để ý ngoài mấy chuyện phá hoại tào lao thì theo tôi là sự phù hợp với trình độ và nhu cầu tiếp nhận thông tin của dân chúng, đa phần người dân không hứng thú với những drama học thuật và thiếu hiệu quả về chi phí cho việc đăng những tin như vậy. Plantaest (thảo luận) 17:08, ngày 6 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời
Nói thẳng là câu view không được thì không đăng. Hoặc, mấy chuyện cờ lịch sử này nhiều khi cũng là chuyện nhạy cảm. Cần phải được cấp trên duyệt mới được đăng. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 01:54, ngày 7 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời
Tôi thấy nói suông suông thì nhiều. Không ai chịu xuất bản một bài học thuật đàng hoàng thì chịu thôi. Chính phủ VN không care chuyện lịch sử VN bị bóp méo thì chúng ta dân thường cũng khó có thể làm gì hơn (ngoài chuyện tiêu diệt cờ giả trên Wikipedia). Học viện hàn lâm ở VN chả lẽ không ai đủ khả năng viết 1 bài về vụ cờ fake rồi xuất bản? Khối người tài nhưng không có lệnh cấp trên xuống thì khó mà viết lách. Ở VN, không phải cứ thích viết chủ đề gì là viết (ví dụ). VN giống TQ, chủ yếu chỉ lo phát triển kinh tế thôi. Mấy chuyện khác không care. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 01:46, ngày 7 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời
đúng thế - Vô ngã (Vô thường) 12:49, ngày 7 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời
Vụ này nếu muốn viết bài riêng thì phải lan ra ngoài (kiểu được dùng trong sgk chẳng hạn) thì mới chứng minh được độ nổi bật để có bài viết. – ChopinTheChemistTrò chuyện 19:31, ngày 7 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời

Bản tin Kỹ thuật: Tuần 15-2025

[sửa | sửa mã nguồn]

MediaWiki message delivery 18:51, ngày 7 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời

Piermark/House of Yahweh

[sửa | sửa mã nguồn]

Piermark, một trùm rối nổi tiếng ở Wikipedia tiếng Ý (đã bị cấm chỉ toàn cục), gần đây đã chuyển hoạt động phá hoại sang viwiki. Các thành viên chú ý:

  • Xem Thể loại:Tài khoản con rối của Piermark, it:Categoria:Wikipedia:Cloni sospetti di Piermark, m:Requests for comment/Global ban for Piermark để biết về kiểu đặt tên và phá hoại của Piermark.
  • Nếu có thể, xin vui lòng ẩn tên khi dùng chức năng lùi sửa.
  • Điều phối viên và bảo quản viên: Giấu sửa đổi và sau 2 lần phá hoại trên cùng 1 trang thì khóa trang đó ngay lập tức. Nếu là trang thành viên/thảo luận thành viên của tài khoản rối, khóa thẳng tay vô hạn.
  • Cấm tài khoản: Nếu bạn là bảo quản viên và đang online, có thể cấm ngay lập tức. Nhưng thông thường nếu đã bị khóa toàn cục thì không cần cấm nữa, vì Piermark có thể nhảy IP thường xuyên.
    • Chú ý: Trích lời của Superpes15: HoY không sử dụng proxy.
  • For global rollbackers/global sysops/stewards: Please use m:User:Dragoniez/Selective_Rollback.js for mass rollback with username hide and mark as bot edits.

Các bảo quản viên và điều phối viên cũng nên tăng cường về mặt hoạt động để có thể tiến hành lùi sửa ngay lập tức. Chiến lược là giám sát liên tục TĐGĐ, thấy tên tài khoản lập tức báo lên m:SRG và cầm sẵn chổi để dọn dẹp phá hoại. ⋆˚。⋆୨✧୧˚ 강혜원 ˚୨✧୧⋆。˚⋆🎀 𝑪𝑼𝑻𝑬 🎀 22:33, ngày 8 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời

Lưu ý: HoY không biết tiếng Việt, nếu như thấy kiểu tên của HoY/nội dung HoY thêm vào mà lại là tiếng Việt (ví dụ: 400 'ndrine và 60 ngàn chi nhánh) thì đó vẫn 100% là HoY, không phải rối nào đó giả dạng. ⋆˚。⋆୨✧୧˚ 강혜원 ˚୨✧୧⋆。˚⋆🎀 𝑪𝑼𝑻𝑬 🎀 22:40, ngày 8 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời
@Plantaest Tôi đã thảo luận kín với một vài tiếp viên, cũng như là các bảo quản viên bên Wikipedia tiếng Ý, và đã nhận được một bộ lọc (dạng thô) có thể giúp chặn phá hoại này. Phiền anh check email có liên quan. ⋆˚。⋆୨✧୧˚ 강혜원 ˚୨✧୧⋆。˚⋆🎀 𝑪𝑼𝑻𝑬 🎀 07:21, ngày 9 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời
Tầm hôm nay hoặc ngày mai. Plantaest (thảo luận) 08:55, ngày 10 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời

Hide on Rosé Có vẻ là phá hoại vãng lai thôi. lo xa không hà - Vô ngã (Vô thường) 13:58, ngày 12 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời

@TUIBAJAVE: Có vẻ đã dừng lại, nhưng nếu quay lại thì chắc chắn tôi sẽ tiếp tục xúc tiến bộ lọc. ⋆˚。⋆୨✧୧˚ 강혜원 ˚୨✧୧⋆。˚⋆🎀 𝑪𝑼𝑻𝑬 🎀 14:02, ngày 12 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời
Oan có đầu nợ có chủ, tên này nhất định tìm kẻ thù mà hắn ghét nhất ở Meta, hoặc wiki nhà của hắn. ko phải ở đây đâu mà lo - Vô ngã (Vô thường) 14:05, ngày 12 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời
Không chắc, nhưng tình hình cho thấy một lượng lớn tài khoản mở gần đây của rối vị trí mở Wikipedia Vi và chỉ sửa đổi tại dự án này. phongđăng (thảo luận) 14:35, ngày 12 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời
sao mở được, IP theo dải bạn Phú chặn bít bùng rồi còn gì - Vô ngã (Vô thường) 14:41, ngày 12 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời
@TUIBAJAVE: Hình như bạn chưa đọc. Piermark là người Ý, sống ở Ý, không biết tiếng Việt, và các IP của Piermark bao gồm cả proxy và không proxy đều là ở Ý. Nhờ tiếp viên cấm, tên này lại tái xuất vì nhảy IP rất nhanh chóng (xin tuyên bố TTS không có tuổi với Piermark). ⋆˚。⋆୨✧୧˚ 강혜원 ˚୨✧୧⋆。˚⋆🎀 𝑪𝑼𝑻𝑬 🎀 14:47, ngày 12 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời
Cần nói rõ, số lượng tài khoản trong Thể loại:Tài khoản con rối của Piermark được bảo quản viên nhà ta cấm là không nhiều, đếm trên đầu ngón tay so với tổng quan là 2 chữ số. ⋆˚。⋆୨✧୧˚ 강혜원 ˚୨✧୧⋆。˚⋆🎀 𝑪𝑼𝑻𝑬 🎀 14:53, ngày 12 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời
ừ. OK. mà hổm rày thấy có gì đâu. chắc ko sao đâu - Vô ngã (Vô thường) 14:54, ngày 12 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời

Bản tin Kỹ thuật: Tuần 16-2025

[sửa | sửa mã nguồn]

MediaWiki message delivery 00:23, ngày 15 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời

Ukraine's Cultural Diplomacy Month 2025: Invitation

[sửa | sửa mã nguồn]

Xin hãy giúp dịch sang ngôn ngữ của bạn

Hello, dear Wikipedians!

Wikimedia Ukraine, in cooperation with the MFA of Ukraine and Ukrainian Institute, has launched the fifth edition of writing challenge "Ukraine's Cultural Diplomacy Month", which lasts from 14th April until 16th May 2025. The campaign is dedicated to famous Ukrainian artists of cinema, music, literature, architecture, design, and cultural phenomena of Ukraine that are now part of world heritage. We accept contributions in every language!

The most active contesters will receive prizes.

If you are interested in coordinating long-term community engagement for the campaign and becoming a local ambassador, we would love to hear from you! Please let us know your interest.

We invite you to take part and help us improve the coverage of Ukrainian culture on Wikipedia in your language! Also, we plan to set up a banner to notify users of the possibility to participate in such a challenge! OlesiaLukaniuk (WMUA) (talk)

16:11, ngày 16 tháng 4 năm 2025 (UTC)

Vote now on the revised UCoC Enforcement Guidelines and U4C Charter

[sửa | sửa mã nguồn]

The voting period for the revisions to the Universal Code of Conduct Enforcement Guidelines ("UCoC EG") and the UCoC's Coordinating Committee Charter is open now through the end of 1 May (UTC) (find in your time zone). Read the information on how to participate and read over the proposal before voting on the UCoC page on Meta-wiki.

The Universal Code of Conduct Coordinating Committee (U4C) is a global group dedicated to providing an equitable and consistent implementation of the UCoC. This annual review of the EG and Charter was planned and implemented by the U4C. Further information will be provided in the coming months about the review of the UCoC itself. For more information and the responsibilities of the U4C, you may review the U4C Charter.

Please share this message with members of your community so they can participate as well.

In cooperation with the U4C -- Keegan (WMF) (talk) 00:35, ngày 17 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời

Bản tin Kỹ thuật: Tuần 17-2025

[sửa | sửa mã nguồn]

MediaWiki message delivery 20:59, ngày 21 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời

Internet Archive

[sửa | sửa mã nguồn]

Tin tức: https://www.change.org/p/defend-the-internet-archive - Hiện có một vụ kiện 700 triệu đô từ các hãng thu âm nhắm vào Internet Archive, một dịch vụ lưu trữ mà được sử dụng rất rất phổ biến ở Wikipedia và các dự án. Sự việc này đã gây xôn xao trong các cộng đồng khi nó dấy lên lo ngại về sự sống còn của IA. ⋆˚。⋆୨✧୧˚ 강혜원 ˚୨✧୧⋆。˚⋆🎀 𝑪𝑼𝑻𝑬 🎀 12:17, ngày 22 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời

Xem en:Internet Archive#Music publishers' lawsuit: vụ kiện này có từ năm 2023 và đến này Tòa án Mỹ vẫn chưa xét xử. Tranminh360 (thảo luận) 08:06, ngày 23 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời
Nguyên nhân của vụ kiện trên là trước khi Đạo luật Hiện hóa Âm nhạc được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua vào năm 2018 thì các bản thu âm trước ngày 15 tháng 2 năm 1972 không được bảo hộ bản quyền theo luật bản quyền liên bang mà theo luật bản quyền của từng tiểu bang. Dự án Great 78 của Internet Archive nhằm số hóa các bản thu âm trước 1972 này. Nhưng sau khi Đạo luật Hiện hóa Âm nhạc được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua vào năm 2018 thì các bản thu âm trước ngày 15 tháng 2 năm 1972 được bảo hộ bản quyền đến ngày 15 tháng 2 năm 2067, nên các hãng thu âm mới kiện Internet Archive vi phạm bản quyền (xem văn bản luật ở s:en:Public Law 115-264/Title 2). Internet Archive lập luận rằng họ lưu trữ các bản thu âm trước 1972 dưới hình thức "sử dụng hợp lý", không nhằm mục đích thương mại nên không vi phạm bản quyền. Tranminh360 (thảo luận) 08:26, ngày 23 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời

Sáp nhập tỉnh Việt Nam: Tạo bài mới hay dùng bài đã có để viết về tỉnh mới?

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo phương án sáp nhập tỉnh hiện tại ở Việt Nam thì tên của các tỉnh mới sau sáp nhập sẽ được đặt theo tên của một tỉnh cũ. Tôi cảm thấy tỉnh mới với tỉnh cũ cùng tên với nó không phải là cùng một tỉnh mà là hai tỉnh khác nhau. Tỉnh mới có diện tích, dân số, bộ máy chính quyền khác với tỉnh cũ cùng tên với nó. Tỉnh Đắk Lắk do hai tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên sáp nhập lại mà thành không phải là một với tỉnh Đắk Lắk trước khi sáp nhập. Theo tôi thì trường hợp Đắk Lắk nói riêng và các tỉnh mới nói chung cần có bài riêng cho tỉnh mới và tỉnh cũ. Tôi đề nghị cộng đồng thảo luận về vấn đề có nên tạo bài mới cho tỉnh mới hay không.

Nhiều người dân phản đối lấy tên một tỉnh cũ đặt cho tỉnh mới nhưng do bị kiểm duyệt nên những quan điểm trái ngược với phương ánh đặt tên của phía chính quyền đã không được phản ánh trên báo chí chính thống. Tôi mới đọc trên trang web của Đài Á châu Tự do(RFA) một bài viết có tiêu đề là "Sáp nhập tỉnh: người dân tranh cãi tên tỉnh mới" (Trang RFA bị chặn ở Việt Nam nên bạn nào ở Việt Nam có thể không truy cập được). Wikipedia không phải kiểm duyệt thông tin vè quan điểm của dân chúng với tên tỉnh mới thì trong các bài về các tỉnh mới nên có đề cập đến quan điểm của người dân về tên tỉnh mới. – Judspug (thảo luận) 11:46, ngày 25 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời

@Judspug: Thông tin có nguồn kiểm chứng là được. Wikipedia không phân biệt "nguồn chính thống" và "nguồn phản động". ⋆˚。⋆୨✧୧˚ 강혜원 ˚୨✧୧⋆。˚⋆🎀 𝑪𝑼𝑻𝑬 🎀 12:01, ngày 25 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến Không nên tạo bài mới cho tỉnh mới. Dùng bài cũ, còn những tỉnh nào không còn tồn tại thì cứ giữ những bài đó làm bài lịch sử. Chẳng lẽ mỗi lần sát nhập tỉnh là mỗi lần tạo bài mới? Trong lịch sử, cũng có nhiều đợt thành phố, tỉnh thành sát nhập búa xua. Ví dụ, Việt Nam có mấy chục cái tên khác nhau trong suốt thời kỳ lịch sử, nhưng bài viết thì chỉ có 1. Tên cũ sẽ được viết trong mục lịch sử. Tỉnh Đắk Lắk hiện giờ là do hai tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên hợp thành thì bây giờ nó vẫn được gọi là tỉnh Đắk Lắk. Chả có lý do gì phải tạo 1 bài mới. Chả lẽ có 2 bài tỉnh với tên Đắk Lắk? Tôi phản đối đề xuất của bạn. Bạn tìm được đồng thuận thì cứ việc tạo bài về các tỉnh mới. Xin lưu ý, nếu không làm đúng theo quy trình Wikipedia:thảo luận cộng đồng thì đồng thuận của bạn sẽ không có hiệu lực. Cuộc thảo luận này hiện tại chủ yếu chỉ thảo luận cho vui, chứ nó không có hiệu lực gì cả. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 01:28, ngày 26 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời
Đồng ý với @Nguyentrongphu. Tỉnh nào giữ nguyên tên sau sáp nhập thì giữ nguyên bài và bổ sung thông tin, tỉnh nào bỏ thì giữ làm bài lịch sử. Việc tạo bài Đắk LắK (trước sáp nhập) và Đắk Lắk (sau sáp nhập) quá lộn xộn, trong khi về bản chất thì chỉ là tỉnh cũ có thêm diện tích, như Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội. – Dotruonggiahy12 (thảo luận) 18:27, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời
@Dotruonggiahy12@Judspug@Nguyentrongphu@Hide on Rosé Mời các bạn thảo luận về các phương án đối phó tại Thảo luận Wikipedia:Dự án/Hành chính Việt Nam#Sáp nhập tỉnh thành. NHD (thảo luận) 21:36, ngày 30 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời

Tiêu chí xóa nhanh BM1

[sửa | sửa mã nguồn]

Tôi nhận thấy thời gần đây có tình trạng báo cáo tv vi phạm liên quan đến việc tạo bản mẫu hoàn toàn bằng tiếng Anh hoặc chỉ dịch sơ khai, còn tồn đọng nhưng chưa có quy định giải quyết cụ thể trường hợp này.

Dựa trên quy trình của quy chế biểu quyết sửa quy định, tôi thảo luận tại đây tham khảo ý kiến sơ bộ cộng đồng. Wikipedia En có Wikipedia:Templates for discussion dùng tạo BQ yêu cầu xóa bản mẫu/mô đun, một số tiêu chí trong đây đã trở thành tiêu chí xóa nhanh của Wikipedia Vi. Các bạn có thể tham khảo sửa đổi [26][27] đã thêm quy định từ nhiều năm trước dựa trên các quy định này. Tuy vậy, thực tế đã cho thấy, quy định Wikipedia En không thể bao quát các trường hợp Wikipedia Vi có thể gặp phải.

Tôi và Hide on Roséthảo luận một số vấn đề tiêu chí xóa nhanh BM1 của Wikipedia tiếng Việt. Nhận xét chung quy định còn sơ khai, chưa được làm rõ. Tôi có đưa ra đề xuất một số quy định bổ sung, mời các bạn tham khảo. Hy vọng các bạn cho ý kiến.

Ralph (⚓︎) 16:33, ngày 26 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời

Xin tag: Pminh141, Plantaest, NgocAnMaster, NguyentrongphuHide on Rosé. Mời các bạn. Ralph (⚓︎) 16:41, ngày 26 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời

  •  Ý kiến Tôi biết đề xuất của bạn là có dụng ý tốt. Tuy nhiên, tôi sẽ không tham gia bỏ phiếu cho tiêu chí này trong tương lai với lý do này. Chúng ta không thể đưa ra quy định cho tất cả các trường hợp trên thế gian được vì chúng quá nhiều. Hiến pháp ở nhiều quốc gia dài dòng lên tới trên 100 trang giấy. Hiến pháp của Hoa Kỳ chỉ vỏn vẹn có 4 trang giấy mà vẫn trụ vững hơn 200 năm. Quy định hiện tại đã đủ mạnh để đưa ra chế tài với trường hợp này. Dịch sơ khai (dù bài viết hay bản mẫu) thì đều có thể áp dụng biển clk. Tôi theo chủ nghĩa không bày vẽ. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 02:27, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời
    Hiến pháp khác với pháp luật. Hiến pháp là khung cho quản lý, pháp luật là những quy định cụ thể hóa dựa trên hiến pháp, làm rõ hiến pháp (làm thế nào?), không thể mâu thuẫn hiến pháp (quốc gia nào cũng phân chia theo quy tắc này, bao gồm nước Mỹ). Nếu nói hiến pháp thì nó tương tự Wikipedia:Năm cột trụ, và thảo luận này là về "luật". Luật chưa ổn thỏa thì sửa, quy tắc đó giờ là vậy. Bài viết muốn gắn biển clk phải dựa trên các lý do trong Wikipedia:Bài viết chất lượng kém (hướng dẫn này chưa từng nêu xử lý bản mẫu). Twinkle gắn bản mẫu clk không hoạt động tại các không gian "bản mẫu", "thể loại". Ngoài ra, hiện tại bài viết được dịch sơ khai (ít tiếng Việt) thì thuộc diện xóa nhanh, tại sao bản mẫu lại là gắn biển clk? Tôi vẫn thấy có mâu thuẫn. Ralph (⚓︎) 05:10, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời
    Tôi biết sự khác nhau giữa hiến pháp vs pháp luật. Một số quốc gia có hiến pháp rất dài (trên 100 trang), nhưng nó không hiệu quả bằng hiến pháp của Hoa Kỳ (chỉ có 4 trang). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:59, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời
    Do hiến pháp khác với pháp luật, đã có rất nhiều luật riêng khác nhau tạo ra làm rõ cho hiến pháp. Ví dụ, "trước pháp luật mọi người bình đẳng" (hiến pháp) ==> luật giúp chỉ ra bình đẳng ở chỗ nào. Ralph (⚓︎) 02:41, ngày 28 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời
    Tôi thấy bạn vẫn chưa hiểu ý của tôi. Vẫn có hiến pháp rất dài vs hiến pháp rất ngắn. Tôi ủng hộ hiến pháp ngắn và hiệu quả. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:27, ngày 28 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời
    Ralph BM1 hiện tại tôi thấy vẫn dùng được với trường hợp dịch sơ sài. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:56, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời
    Nguyentrongphu Tôi nghĩ không nêu rõ trong BM1, vẫn là đánh giá chủ quan của người thực hiện. Việc quy định không rõ có thể gây không nhất quán trong việc bảo quản. "Bản mẫu/Mô đun có nội dung hoặc cách trình bày vi phạm quy định của Wikipedia" theo tôi câu này không được rõ. Cụ thể quy định của Wikipedia nào trong trường hợp này? Cần làm rõ bản chất của BM1 (để BM1 có thể xử lý các bản mẫu như C12 đối với bài viết). Ralph (⚓︎) 02:41, ngày 28 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời
    Cần gì phải ghi cụ thể quy định? Nếu vi phạm bất cứ quy định nào trên Wikipedia thì cứ áp dụng BM1, có vấn đề gì? Dịch sơ sài là vi phạm quy định Wikipedia rồi. Wikipedia chưa bao giờ cho phép dịch máy clk hay dịch sơ sài. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:31, ngày 28 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời
    Tại sao phải là ghi cụ thể? Tại sao không phải là đang khắc phục quy định? Dịch sơ sài ==> áp dụng BM1 là mâu thuẫn. Theo quy định dịch máy không thuộc diện xóa nhanh. Điểm này đã cho thấy BM1 đang có lỗ hổng cần sửa chữa. Quy định cụ thể cũng không làm được gì đâu nếu có lỗ hổng ở đó. Tôi đang nêu đề xuất khắc phục quy định lỗi thời. Chúng ta cần một quy định rõ ràng cho tuần tra viên an tâm biết áp dụng quy định đó thì vi phạm chỗ nào trong quy định. "Bản mẫu/Mô đun có nội dung hoặc cách trình bày vi phạm quy định của Wikipedia" câu rất mơ hồ. Quy định Wikipedia là quy định nào vậy? Ralph (⚓︎) 14:58, ngày 3 tháng 5 năm 2025 (UTC)Trả lời
    Đã có đồng thuận nghiêm cấm dịch máy clk hay dịch sơ sài. Đi ngược lại với quy định/đồng thuận đều có thể bị cấm. BM1 có thể được áp dụng với các trường hợp đi ngược lại với quy định hay đồng thuận. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 00:21, ngày 4 tháng 5 năm 2025 (UTC)Trả lời
    Tôi đang nói việc xử lý bản mẫu. Các thảo luận đó quy định trang clk không thuộc xóa nhanh. Chính việc trao quyền xử lý "toàn cảnh tuyệt đối" nên BM1 mới gây ra nhiều bất cập (các tv hiểu theo cách riêng). Đó là vì sao cần phải sửa đổi. Ralph (⚓︎) 15:32, ngày 4 tháng 5 năm 2025 (UTC)Trả lời
    Các tv hiểu theo cách riêng không quan trọng. Quan trọng là vấn đề vẫn được giải quyết dựa theo BM1. Hiện tại, bạn chưa nêu ra được bất cứ trường hợp nào mà BM1 không giải quyết được. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:35, ngày 4 tháng 5 năm 2025 (UTC)Trả lời
    Các tv hiểu như thế nào là điểm quan trọng đấy vì hiểu sai ==> áp dụng sai. Nếu nhiều thành viên hiểu khác nhau, lỗi không nằm ở họ mà ở quy định thiếu rõ ràng, thống nhất trong cách hiểu mới là đảm bảo minh bạch và ổn định. Còn câu hỏi của bạn tôi thấy lạc đề. Tôi đã nêu vấn đề của BM1 là nó có quyền toàn cảnh tuyệt đối + mơ hồ. Ralph (⚓︎) 15:00, ngày 5 tháng 5 năm 2025 (UTC)Trả lời
    Đó không phải là câu hỏi mà là một câu khẳng định. Tôi thấy hiện tại không có vấn đề gì. Don't fix what isn't broken. Tùy bạn, bạn tìm được đồng thuận thì cứ việc. Agree to disagree vậy. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 23:09, ngày 5 tháng 5 năm 2025 (UTC)Trả lời
    Vậy câu khẳng định e rằng có vấn đề. Việc yêu cầu nêu ra "trường hợp nào không thể giải quyết được" trong một bộ luật hoặc hệ thống mà từ đầu không đặt ra giới hạn về điều kiện áp dụng là thiếu thực tế và không phản bác trực tiếp trọng tâm được nêu. Change is the only constant. Wikipedia phát triển, quy định nào hợp lệ thì giữ; các quy định không hợp lệ dần sẽ cải tiến theo thời gian. Nếu việc giữ là gây ra bất cập, thì thay đổi là việc cần làm. Ralph (⚓︎) 04:37, ngày 6 tháng 5 năm 2025 (UTC)Trả lời
    Bạn thấy có vấn đề là quan điểm của riêng bạn. Tôi xin bảo lưu quan điểm. Bạn thuyết phục được cộng đồng thông qua đề xuất này thì cứ việc làm. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:45, ngày 6 tháng 5 năm 2025 (UTC)Trả lời
    Nếu thấy có vấn đề là quan điểm cá nhân, thì việc không thấy vấn đề cũng là quan điểm cá nhân. Bạn có thể bảo lưu quan điểm. Tôi sẽ chờ các bạn tv còn nêu ý kiến nào và mở thảo luận. Ralph (⚓︎) 11:35, ngày 6 tháng 5 năm 2025 (UTC)Trả lời
    Ralph Tôi xin bảo lưu quan điểm này. Bạn không thể nêu ra 100% tất cả các trường hợp đã, đang và sẽ xảy ra trên Wikipedia trong tương lai được. Có nhiều trò phá bĩnh bây giờ bạn còn chưa suy nghĩ ra, nhưng sau này, nhiều khi có người sẽ nghĩ ra. Quy định như vậy là đủ xài rồi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:29, ngày 28 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời
    Nguyentrongphu Các tiêu chí tôi đề xuất nhắm đến bản mẫu vi phạm rõ ràng không khác gì bài viết. Wikipedia luôn phát triển. Đồng nghĩa sau này có người nghĩ ra thêm trò phá nào (không thuộc quy định) thì sẽ thảo luận tìm đồng thuận xử lý. Vấn đề đơn giản. Wikipedia tiếng Anh vẫn giữ tiêu chí BM1 trong hướng dẫn, làm cơ sở mở BQ. Ở Wikipedia tiếng Việt, một số tiêu chí đó thành tiêu chí xóa nhanh là do thiếu người. Tôi chỉ bổ sung tiêu chí tương tự bên enwiki để xử lý gọn. Bài luận này áp dụng cho các trường hợp đã quá rõ đến mức không cần làm rõ thêm. Tôi sẽ đợi các tv ý kiến và mở thảo luận. Quy định hiện tại không rõ ràng + mơ hồ thì cần đề xuất khắc phục (vì quy định mơ hồ mới phát sinh thảo luận này). Ralph (⚓︎) 14:55, ngày 3 tháng 5 năm 2025 (UTC)Trả lời
    Ralph Tôi không thấy quy định mơ hồ. Tôi thấy quy định đã đủ xài. Bạn thuyết phục được cộng đồng thông qua quy định mới thì cứ việc. Quan điểm của tôi thì tôi đã nêu. Quy định đã và sẽ không bao giờ bao phủ được 100% các trường hợp phá bĩnh trong tương lai nên ý định vác đèn chạy theo ô tô của bạn là không thực tiễn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:53, ngày 3 tháng 5 năm 2025 (UTC)Trả lời
    Nguyentrongphu Wikipedia xây dựng quy định từ thực tế, bắt đầu từ các sai phạm phổ biến. Tôi chỉ đề xuất làm rõ quy định mơ hồ qua thảo luận cộng đồng để thống nhất xử lý. Quy định sửa đổi để giảm thiểu khoảng trống và nâng cao tính nhất quán (không phải không thể bao phủ hết mà bỏ qua). Chưa kể, đề xuất của tôi đều dựa vào thực tế bên En đang áp dụng. Nếu các bài viết được phân chia cách rõ xử lý, thì bản mẫu cũng nên được vậy để tuần tra viên biết sai ở đâu (thay vì chỉ nói chung chung là "vi phạm quy định"). Ok. Tôi nghĩ agree to disagree. Ralph (⚓︎) 15:28, ngày 4 tháng 5 năm 2025 (UTC)Trả lời
    Ralph Bên En, họ chỉ phân chia rõ quy định xóa nhanh cho các bài viết. Tôi không thấy họ phân chia rõ cho các bản mẫu. Bạn nói đề xuất của bạn dựa vào bên En là sao? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:38, ngày 4 tháng 5 năm 2025 (UTC)Trả lời
    Nguyentrongphu Tham khảo. BM1 (tương ứng T2 bên Wikipedia En) đã bị xóa với lý do mơ hồ + bị tuần tra viên lạm dụng do diễn đạt không rõ. Bạn không thấy các tiêu chí xóa nhanh bản mẫu vì bên En họ đã chuyển các tiêu chí này thành lý do mở biểu quyết xóa. Wikipedia Vi thiếu nhân lực cho quy trình biểu quyết nên một số tiêu chí này khi nhập về đã được áp dụng dưới dạng xóa nhanh để giảm tải. Việc xóa BM1 và làm theo cách Wikipedia En là không phù hợp với điều kiện hiện tại của 2 dự án. Tôi mới có đề xuất viết lại tiêu chí BM1 dựa trên quy định biểu quyết Wikipedia En và điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh của chúng ta. Ralph (⚓︎) 14:56, ngày 5 tháng 5 năm 2025 (UTC)Trả lời
    Tiêu chí BM1 hiện tại có ghi rõ, "Bản mẫu/Mô đun có nội dung hoặc cách trình bày vi phạm quy định của Wikipedia" -> dịch máy clk (hay dịch sơ sài) là vi phạm quy định Wikipedia rồi, còn nói năng cái gì nữa? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 02:30, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời
    Biển clk chỉ áp dụng trong không gian bài viết thôi, làm sao mà áp dụng được ở không gian khác được? femboy_clen (But we got it yeah) 04:31, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời
    Nếu buộc phải sử dụng quy trình chờ xóa có thời hạn, tôi  Phản đối sử dụng biển chất lượng kém. Thay vào đó, tôi đề nghị sử dụng bản mẫu riêng với quy định riêng cho việc này. Ngoài ra chúng ta còn có WP:TFD để xóa theo đồng thuận. Nhưng đây là chúng ta đang xây dựng, viết lại đồng thuận cho một tiêu chí xóa nhanh, vì thế một tiêu chí xóa nhanh cần được làm rõ ràng để các bảo quản viên, điều phối viên và tuần tra viên có thể dễ dàng ra quyết định trong việc xóa/gắn biển. Bản mẫu/Mô đun có nội dung hoặc cách trình bày vi phạm quy định của Wikipedia là một câu tuyệt mơ hồ và sẽ gây ra sự nhầm lẫn và hiểu lầm. Một là viết lại cho rõ ràng, hai là xóa bỏ, cho lỗi thời tiêu chí này đi. Wikipedia tiếng Anh đã cho lỗi thời tiêu chí en:WP:T2 (tương ứng với BM1) vì nó hiếm khi được sử dụng và trong một số trường hợp phải sử dụng thì có thể thay bằng G3 (tương ứng với C3) nhà ta. ⋆˚。⋆୨✧୧˚ 강혜원 ˚୨✧୧⋆。˚⋆🎀 𝑪𝑼𝑻𝑬 🎀 04:45, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời
    Bài viết clk theo quy định Wikipedia không thuộc diện xóa nhanh. Tôi nghĩ lập luận của bạn có mâu thuẫn. BM1 hiện tại nếu gây nhằm lẫn cho các tv là bản mẫu clk là xóa nhanh thì ngay chính quy định này đã cho thấy có vấn đề. Bản mẫu clk có thể đặt biển "đề nghị xóa" trong vòng 7 ngày. Ngoài ra, thế nào là "Bản mẫu/Mô đun có nội dung hoặc cách trình bày vi phạm quy định của Wikipedia"? BM1 hiện tại có điểm yếu là các tv có thể dùng xóa các bản mẫu dịch sơ khai đã tạo cách đây vài năm. Cần có đề xuất làm rõ hoặc hạn chế vấn đề này. Tương tự lý do xóa các bài viết có vấn đề nội dung chưa đến mức clk, tiêu chí cho bản mẫu cũng nên được rõ ràng (tôi thấy việc cần thiết). Ralph (⚓︎) 05:10, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời
  • Ping một trong những người bảo trì bản mẫu gần đây, @Chó Vàng Hài Hước ⋆˚。⋆୨✧୧˚ 강혜원 ˚୨✧୧⋆。˚⋆🎀 𝑪𝑼𝑻𝑬 🎀 04:13, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến Tôi làm việc khá thường xuyên với các bản mẫu và theo kinh nghiệm cá nhân thì tiêu chí BM1 ít khi được sử dụng. Những trường hợp tôi gắn biển xoá nhanh với tiêu chí này thường là các bản mẫu có nội dung thử nghiệm hoặc phá hoại (dễ thấy WP:C1, WP:C2, WP:C3 cũng có thể được áp dụng). Với các bản mẫu làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng nội dung, chắn chắn nó sẽ phải bị loại bỏ khỏi các trang sử dụng, và vì vậy có thể được xoá theo WP:BM2 hoặc WP:BM3. Tóm lại, ý kiến của tôi là nên loại bỏ tiêu chí BM1 do các tiêu chí xoá nhanh khác đã bao quát đủ các trường hợp. caramel ribbon✧cursetard🎀 04:42, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời
    Cảm ơn bạn Chó Vàng Hài Hước đã tham gia nêu ý kiến. Quy định chưa rõ khiến BM1 ít khi được sử dụng. Nếu tham khảo các tiêu chí xóa bài viết, bài viết xóa vì chất lượng nội dung khác với không nổi bật (tiêu chí chính để tồn tại và áp dụng các lý do bảo trì khác). Việc tách riêng BM1 và BM3 theo tôi là hợp lý (Bản mẫu:SpaceX nguyên nhân chính bản mẫu này gặp phải vẫn là lý do chất lượng nội dung, xóa vì BM3 rất có thể gây nhằm lẫn tính chất bản mẫu này không thể/không có khả năng sử dụng). Ralph (⚓︎) 05:12, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời
Tôi đọc các thảo luận liên quan thì thấy cộng đồng không đồng thuận việc dùng các bản mẫu mà phần lớn nội dung chưa được dịch trong bài viết. Như vậy cách giải quyết phù hợp nhất cho trường hợp này là di chuyển bản mẫu vào trang thành viên và xoá theo BM2. caramel ribbon✧cursetard🎀
Chó Vàng Hài Hước Theo quy định, các tv không có quyền sở hữu trang được tạo trên Wikipedia, việc di chuyển một trang bất kì từ không gian chính vào trang tv để xóa sẽ vi phạm tiêu chí C7. Việc không đồng thuận dùng bản mẫu chưa dịch hoặc sơ khai là hợp lệ theo tính chất dự án (vấn đề là cần xử lý), tôi đã dẫn link thảo luận trang tv với Hide on Rosé vấn đề này. Ngoài ra, BM2 không thể thay thế BM1. BM1 hướng đến xử lý các bản mẫu vi phạm quy định về nội dung (quảng cáo, bản quyền, vi phạm chính sách - các tiêu chí hiện tại của BM1 vẫn khá mơ hồ), trong khi BM2 chỉ xét tính hữu ích. Ví dụ, X tạo bản mẫu Y (dùng rất nhiều bên Wikipedia En) nhưng khi tại Wikipedia Vi lại bị xóa với lý "không hữu ích" theo tôi là gây nhằm lẫn tính chất sự việc. Các bài viết có thể bị xóa riêng vì chưa đạt yêu cầu về chất lượng hoặc độ nổi bật (chưa đủ để trở thành nội dung hữu ích trên Wikipedia), thì các bản mẫu cũng cần được xử lý tương tự. Tôi nghĩ BM1 vẫn là tiêu chí hữu ích, cần được làm rõ để giải quyết các vấn đề đúng với tính chất. Ralph (⚓︎) 02:36, ngày 28 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến Quan điểm của tôi là có thể bỏ tiêu chí BM1 đi được. Khi tuần tra các bản mẫu, tôi có nhận thấy rằng tiêu chí này ít được sử dụng, và nhiều lúc các bản mẫu bị xoá do viết linh tinh, phá hoại hoặc thử nghiệm thì đều được cover bên tiêu chí chung C1, C2, C3 rồi. (FYI, bên en cũng đã bỏ tiêu chí T2 tương tự tiêu chí BM1 này từ năm 2020). Anster trò chuyện · đặt yêu cầu 09:02, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời
    NgocAnMaster Tôi nghĩ BM1 vẫn đóng vai trò quan trọng cho quá trình tuần tra cũng như thao tác xóa. Tôi thiết nhận thấy quy định không chỉ dừng ở hiện tại mà còn sau này (và đã không ít lần quy định của Wikipedia En và Wikipedia Vi phụ thuộc rất lớn vào cộng đồng, sửa đổi để phù hợp hơn việc dịch và áp dụng). Wikipedia En không hoàn toàn bỏ tiêu chí BM1 mà đưa vào Wikipedia:Templates for discussion (lý do dùng khi đưa ra BQ xóa). Đồng nghĩa, họ có thể xóa với lý do bản mẫu không trung lập, quảng cáo, nội dung có vấn đề (thông qua kết quả BQ). Do dự án khá vắng, một số tiêu chí dùng tạo biểu quyết xóa của Wikipedia En cũng đã trở thành tiêu chí xóa nhanh tại Wikipedia Vi. Việc xóa BM1 tôi nghĩ bỏ trống một khoảng quan trọng của quy định là giúp xử lý những bản mẫu/mô đun có vấn đề nội dung (ví dụ bản mẫu được dịch bên Wikipedia En dùng nhiều trang nhưng tại Wikipedia Vi được dịch sơ khai, bản chất vấn đề vẫn là chất lượng nội dung), đây là các lỗi khác với việc không dùng được (BM2) hay không sử dụng (BM3). Tôi nhận thấy giúp tách biệt giữa BM1 và các tiêu chí xử lý bản mẫu là giúp tách biệt các vấn đề rõ ràng (tương tự các bài viết). Ngoài ra, nếu không có BM1, bản mẫu dịch chất lượng kém, dịch sơ khai, văn phong quảng cáo... (vi phạm các tiêu chí về nội dung) được sử dụng trong hơn 1 bài viết bất kì thì tuần tra viên khi đó buộc đưa ra BQ xóa với lý do "nội dung bản mẫu có vấn đề" thì tại sao chúng ta lại xóa tiêu chí BM1. Bài viết trên Wikipedia tồn tại dựa vào chất lượng và độ nổi bật, tương tự bản mẫu là chất lượng và tính hữu ích. Việc phân riêng các tiêu chí xóa bản mẫu tôi nhận thấy bao gồm mang ý nghĩa giúp các tv bảo quản dễ đưa ra quyết định khi tuần tra trang được tạo lại. Ralph (⚓︎) 02:13, ngày 28 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời

Sub-referencing: User testing

[sửa | sửa mã nguồn]

Apologies for writing in English, please help us by providing a translation below

Hi I’m Johannes from Wikimedia Deutschland's Technical Wishes team. We are making great strides with the new sub-referencing feature and we’d love to invite you to take part in two activities to help us move this work further:

  1. Try it out and share your feedback
    Please try the updated wikitext feature on the beta wiki and let us know what you think, either on our talk page or by booking a call with our UX researcher.
  2. Get a sneak peak and help shape the Visual Editor user designs
    Help us test the new design prototypes by participating in user sessions – sign up here to receive an invite. We're especially hoping to speak with people from underrepresented and diverse groups. If that's you, please consider signing up! No prior or extensive editing experience is required. User sessions will start May 14th.

We plan to bring this feature to Wikimedia wikis later this year. We’ll reach out to wikis for piloting in time for deployments. Creators and maintainers of reference-related tools and templates will be contacted beforehand as well.

Thank you very much for your support and encouragement so far in helping bring this feature to life!

Johannes Richter (WMDE) (talk) 15:04, ngày 28 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời

Bản tin Kỹ thuật: Tuần 18-2025

[sửa | sửa mã nguồn]

MediaWiki message delivery 19:31, ngày 28 tháng 4 năm 2025 (UTC)Trả lời

Hãy tham gia bỏ phiếu về các đề xuất sửa đổi Hướng dẫn Thực thi BQTUXC và Hiến chương U4C!

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời gian bỏ phiếu cho các sửa đổi Hướng dẫn Thực thi Bộ Quy tắc Ứng xử Chung (BQTUXC) và Hiến chương U4C sẽ kết thúc vào ngày 1 tháng 5 năm 2025 lúc 23:59 UTC (xem giờ địa phương của bạn). Xem hướng dẫn tham gia và đọc các đề xuất trước khi bỏ phiếu trên trang của Bộ Quy tắc Ứng xử Chung tại Meta-Wiki.

Ủy ban Điều phối Bộ Quy tắc Ứng xử Chung (U4C) là một nhóm toàn cầu, có nhiệm vụ đảm bảo việc thực thi Bộ Quy tắc Ứng xử Chung được công bằng và nhất quán. Đợt rà soát hằng năm lần này được U4C lên kế hoạch và thực hiện. Để tìm hiểu thêm thông tin cũng như trách nhiệm của Uỷ ban Điều phối, bạn có thể xem Hiến chương U4C.

Xin vui lòng chia sẻ thông điệp này với các thành viên cộng đồng của bạn bằng ngôn ngữ của bạn, nếu thích hợp, để họ cũng có thể tham gia.

Hợp tác với U4C --

Bản tin Kỹ thuật: Tuần 19-2025

[sửa | sửa mã nguồn]

MediaWiki message delivery 00:13, ngày 6 tháng 5 năm 2025 (UTC)Trả lời

We will be enabling the new Charts extension on your wiki soon!

[sửa | sửa mã nguồn]

(Apologies for posting in English)

Hi all! We have good news to share regarding the ongoing problem with graphs and charts affecting all wikis that use them.

As you probably know, the old Graph extension was disabled in 2023 due to security reasons. We’ve worked in these two years to find a solution that could replace the old extension, and provide a safer and better solution to users who wanted to showcase graphs and charts in their articles. We therefore developed the Charts extension, which will be replacing the old Graph extension and potentially also the EasyTimeline extension.

After successfully deploying the extension on Italian, Swedish, and Hebrew Wikipedia, as well as on MediaWiki.org, as part of a pilot phase, we are now happy to announce that we are moving forward with the next phase of deployment, which will also include your wiki.

The deployment will happen in batches, and will start from May 6. Please, consult our page on MediaWiki.org to discover when the new Charts extension will be deployed on your wiki. You can also consult the documentation about the extension on MediaWiki.org.

If you have questions, need clarifications, or just want to express your opinion about it, please refer to the project’s talk page on Mediawiki.org, or ping me directly under this thread. If you encounter issues using Charts once it gets enabled on your wiki, please report it on the talk page or at Phabricator.

Thank you in advance! -- User:Sannita (WMF) (talk) 15:07, ngày 6 tháng 5 năm 2025 (UTC)Trả lời

@Plantaest Đáng buồn là cộng đồng vừa đồng thuận xóa TKTC. ⋆˚。⋆୨✧୧˚ 강혜원 ˚୨✧୧⋆。˚⋆🎀 𝑪𝑼𝑻𝑬 🎀 08:34, ngày 8 tháng 5 năm 2025 (UTC)Trả lời
@Hide on Rosé: Đồng ý, mà xét cho cùng thì vào thẳng pageviews vẫn nhiều tiện ích hơn so với Charts. Tôi vẫn thích ý tưởng một trang thảo luận đơn giản, bớt mấy thứ rườm rà. Plantaest (thảo luận) 09:04, ngày 8 tháng 5 năm 2025 (UTC)Trả lời

Về vấn đề đa nhân cách

[sửa | sửa mã nguồn]

Chào mọi người,

Quy tắc chung của Wikipedia cho rằng mỗi người chỉ dùng một tài khoản để đảm bảo được tính minh bạch và trách nhiệm cho từng thành viên. Tuy nhiên, sẽ có các trường hợp đặc biệt liên quan đến sức khỏe tâm thần (điển hình là rối loạn đa nhân cách) dẫn đến việc họ có nhiều danh tính trong cùng một cơ thể. Những người này có thể trải qua nhận thức, kí ức, hành vi, và lời nói bị thay đổi khi đưa ra kết luận hoặc đọc tin nhắn của người khác.

Hiện nay, Wikipedia chưa cụ thể hóa về các trường hợp như thế này. Tôi đề xuất các phương án sau:

  1. Mỗi người một tài khoản về mặt sinh học, bất kể tình trạng tâm lý.
  2. Mỗi người một tài khoản về mặt nhận thức, bất kể tình trạng sinh học, nếu tất cả danh tính phối hợp với nhau và tuân thủ chính sách Wikipedia.
  3. Cho phép nhiều danh tính một tài khoản, với các điều kiện:
    1. Xác nhận y học (thông qua giấy chuẩn đoán của bác sĩ hoặc nhà tâm lý có giấy phép y tế hợp lệ) được gửi riêng tư cho một BQV, với thông tin cá nhân bị che, và trong ảnh chụp có tên thành viên Wikipedia.
    2. Xác nhận định kỳ (ví dụ như 2-3 tháng xác nhận một lần) để đảm bảo minh bạch và cập nhật tình trạng.

Mong muốn thảo luận này sẽ giúp Wikipedia cởi mở hơn ^_^ -- cringe lắm đừng vào (ping trước khi trả lời) 04:49, ngày 8 tháng 5 năm 2025 (UTC)Trả lời

Một người có thể có một hay nhiều tài khoản Wikipedia, điều này không vi phạm gì nếu người đó khai báo rõ ràng các tài khoản phụ. Nhìn chung là không cần rườm rà vì thực sự cộng đồng chỉ quan tâm đến bài viết và sửa đổi, còn mấy chuyện cá nhân chắc chỉ có anti mới quan tâm để ý. Plantaest (thảo luận) 08:11, ngày 8 tháng 5 năm 2025 (UTC)Trả lời
@Plantaest: kh ý là
1 người nhiều acc tôi biết r nhma cái này về trường hợp nhiều người 1 acc
kiểu 1 tài khoản nhma nói chuyện như 2-3 người khác nhau thì đương nhiên viwiki cũng sẽ nghi ngờ share acc th ;-; với cả tôi cũng đề ra cái này để phòng tránh trường hợp mà lấy DID làm cái cớ share acc mà kh đưa ra bằng chứng -- cringe lắm đừng vào (ping trước khi trả lời) 08:50, ngày 8 tháng 5 năm 2025 (UTC)Trả lời
@-tynjee: Đa nhân cách thì cũng là 1 người, nên về nguyên tắc không vi phạm quy định. Còn việc nghi ngờ như kịch bản kia thì chuyện hiếm, quá ít để phải tốn nguồn lực xử lý nó. Plantaest (thảo luận) 09:02, ngày 8 tháng 5 năm 2025 (UTC)Trả lời
Rảnh – Inteyvat (thảo luận) 08:14, ngày 8 tháng 5 năm 2025 (UTC)Trả lời
@-tynjee: Tôi hiểu những nhã ý của bạn muốn khiến cho môi trường này cởi mở hơn, nhưng:
Vấn đề I: Tôi là một người chơi với tôn chỉ như tôn chỉ của WMF là ưu tiên cao về sự riêng tư. Hạn chế thấp nhất thông tin càng tốt, nếu đề cập hay đề cập đến theo một cách mã hóa và máy móc. Nếu thành viên không muốn tiếp lộ, chúng ta không ép được họ.
Vấn đề II: Gần đây, tôi có vui chơi trên cộng đồng V và được tiếp xúc với một số người có những biểu hiện của rối loạn đa nhân cáchADHD, và IMHO thì tôi thấy những biểu hiện tâm lý của họ khá nặng nề, lời nói của họ có thể tùy lúc rơi vào hai trạng thái: bình thường và không bình thường. Tôi đôi lúc cũng trở thành người tư vấn, lắng nghe cho những trường hợp như vậy. Nhưng trong môi trường Wiki(m/p)edia, làm sao để họ có thể thực hiện theo quy trình của mình? Mô hình cộng đồng Wiki(m/p)edia có những cái đặc thù khác với những công đồng ở các nền tảng trực tuyến khác, khiến cho nó có phần hẹp hơn về phạm vi của các cuộc thảo luận và khó có nơi để các thành viên giãi bày tâm sự một cách riêng tư. Nếu thành viên không muốn tiếp lộ, chúng ta không ép được họ.
Vấn đề III: Phân tích từng tình huống bạn đưa ra:
  1. Mỗi người một tài khoản về mặt sinh học, bất kể tình trạng tâm lý. → Tôi chưa rõ ý hiểu của bạn khi muốn nói về cái là mặt sinh học, liệu có phải là phân thân?
  2. Mỗi người một tài khoản về mặt nhận thức, bất kể tình trạng sinh học, nếu tất cả danh tính phối hợp với nhau và tuân thủ chính sách Wikipedia. → Làm sao để nhận biết?
  3. Cho phép nhiều danh tính một tài khoản, với các điều kiện: [...] → Đây là một phương án thực sự rất tồi tệ và tôi sẽ  Phản đối mạnh mẽ vì nó 3 vấn đề con:
    • Giấy tờ có thể bị làm giả về mặt thông tin, hoặc được ký bởi các cơ quan y tế không được các cơ quan chính phủ cấp phép. Và rất tiếc, bản thân giấy tờ thông tin y tế không phải giấy tờ bất di bất dịch với cuộc đời con người được cấp bởi chính phủ, nên chúng ta KHÔNG thể áp dụng những quy trình xác minh như/tương tự một quy trình do các thành viên gợi ý tại Thảo luận Thành viên:Plantaest#Những định hướng và giải pháp cho quy trình gỡ cấm.
    • Giả sử thành viên đó có những vấn đề về tâm lý thật, vậy thì lời nói của họ có thể tùy lúc rơi vào hai trạng thái: bình thường và không bình thường. Và dù trạng thái hiện tại của thành viên đó là bình thường hay không bình thường, với mô hình cộng đồng kiểu này, tôi e là khó có nơi để người ta tâm sự về những về đề tâm lý cá nhân chứ đừng nói đến việc gửi cho bản báo cáo y tế về tình trạng của sức khỏe bản thân (ở ngoài wiki chưa có ai nói chuyện tâm lý với tôi mà mang cả giấy khám sức khỏe ra). Nếu thành viên không muốn tiếp lộ, chúng ta không ép được họ.
    • Vẫn giả sử thành viên hoặc tôi mắc các hội chứng ADHD và/hoặc các bệnh vê tâm lý, và có giấy tờ báo cáo tình trạng sức khỏe thật, trong môi trường Wiki(m/p)edia, nếu phải chia sẻ những thông tin như vậy, tôi không có niềm tin cao vào các thành viên (kể cả bảo quản viên) chưa đọc-hiểu-nắm quy định và ký Cam kết Giữ bí mật các thông tin không được phép công khai của Quỹ Wikimedia. Vấn đề này cũng được tôi đề cập tại nhà của Plantaest (xem link ở trên) khi thảo luận về quy trình bỏ cấm thành viên qua VRT. Tôi cho rằng nếu một người được nắm giữ những giấy tờ bí mật có tính pháp lý của một cá nhân, tổ chức, người đó cũng cần phải chịu trách nhiệm pháp lý cho những hành động của mình nếu để xảy ra việc lộ, lọt. Nói gì thì nói, nhưng nếu tôi bị các bệnh về tâm lý thì hành động sẽ có lúc bình thường và không bình thường, nên sẽ không có gì đảm bảo rằng tôi hay những thành viên tương tự trao những thông tin như vậy cho bảo quản viên chưa ký NDA.
Vấn đề IV: Một vấn đề tối quan trọng là đây là cách tạo backdoor cho nạn rối hoành hành và phá hoại trên các dự án.
Chốt kết lại, cảm ơn bạn đã có những nhã ý tốt muốn xây dựng cho dự án, tuy nhiên các ý kiến đưa ra có phần chưa phù hợp với tình hình chung nên tôi chưa ủng hộ các ý kiến nào. Ở một góc độ khác, tôi thấy điều này có vẻ hợp lý cho một người mà thường xuyên được tôi và hai bảo quản viên tích cực nhất đề cập đến trong thời gian gần đây tại Thảo luận Thành viên:Hide on Rosé#Gửi FC Băng Tỏa. ⋆˚。⋆୨✧୧˚ 강혜원 ˚୨✧୧⋆。˚⋆🎀 𝑪𝑼𝑻𝑬 🎀 09:51, ngày 8 tháng 5 năm 2025 (UTC)Trả lời
ăn rồi tối ngày bàn chuyện liên quan "tài khoản", "khai báo" - Nữ bá tước xứ Orléans (Cô-Đưa-Mông-Cô-Tôi-Xoa) 10:06, ngày 8 tháng 5 năm 2025 (UTC)Trả lời
Tôi thấy các đề xuất trên quá ngớ ngẩn và tào lao. femboy_clen (But we got it yeah) 13:32, ngày 9 tháng 5 năm 2025 (UTC)Trả lời

Tài khoản tạm thời: quyền truy cập vào địa chỉ IP và các bước tiếp theo

[sửa | sửa mã nguồn]

Xin chào! Chúng tôi là nhóm sản phẩm Tin cậy và An toàn. Vào tháng 3, chúng tôi đã đề xuất hhững ai sẽ được xem địa chỉ IP khi các tài khoản tạm thời được giới thiệu. Chúng tôi đã trò chuyện với khoảng 20 cộng đồng lớn! Cảm ơn các bạn đã trao đổi và kiên nhẫn trong khi chúng tôi định hình các phản hồi. Hiện tại chúng tôi muốn giải quyết một số vấn đề thường gặp, làm rõ các khía cạnh mà chúng tôi chưa trình bày rõ ràng trong thông điệp đầu tiên và chia sẻ về việc các bước tiếp theo sẽ là gì.

Kết quả của các cuộc thảo luận mà chúng tôi đã thực hiện

Những bình luận của bạn đã giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về những rủi ro và lo ngại liên quan đến việc tuần tra. Chúng bao gồm: Cách bạn nhìn nhận gánh nặng mới cho quản trị viên, cách bạn xử lý việc tuần tra các sửa đổi cũ, có bao nhiêu (hoặc có rất ít) người tham gia tuần tra trên các wiki của bạn, v.v... Chúng tôi rất biết ơn về những suy nghĩ này.  

Bạn cũng đã viết nhiều bình luận với những câu hỏi chung về tài khoản tạm thời. Bạn đã hỏi về cách chúng hoạt động, cách tiết lộ địa chỉ IP, liệu sự thay đổi có là cần thiết không, v.v. Chúng tôi đang nỗ lực phát triển các tính năng cho người dùng với các quyền nâng cao như onboarding dialog, Special:GlobalContributions, Special:IPContributions, cấm tài khoản toàn cục, cấm hàng loạt tài khoản toàn cục, và nhiều tính năng khác. Tất cả những điều này là để giúp bạn chống lại sự lạm dụng một cách hiệu quả.

Về các yêu cầu đối với quyền truy cập – chúng tôi đã quyết định tiến hành ý tưởng quản trị viên (và tiếp viên khi cần thiết) cấp quyền xem IP theo cách thủ công cho những người cần. Các lựa chọn mà chúng tôi có thể xem xét thì rất hạn chế. Quy định về quyền truy cập thông tin Địa chỉ IP của Tài khoản tạm thời cơ bản (chúng tôi sẽ sớm cập nhật chúng) phải áp dụng cho tất cả các wiki, được chấp nhận bởi các chức năng viên toàn cầu và các cộng đồng khác nhau, đồng thời phải được xét từ góc độ của các biên tập viên ở các quốc gia khác nhau và các rủi ro pháp lý. Đây là lý do tại sao chúng tôi không thể hoàn toàn tuân theo đồng thuận địa phương hoặc cấp quyền truy cập địa chỉ IP quá rộng rãi. Vào cuối năm nay, chúng tôi có thể xem xét lại các vấn đề như là việc yêu cầu hoặc ngoại lệ đối với chính sách. (Tuy nhiên, bạn có thể tạo ra các chính sách địa phương của mình! – thêm thông tin bên dưới.)

Chúng tôi muốn nhắc bạn rằng việc triển khai trên tất cả các wiki cần phải diễn ra trong năm nay. Sẽ có hai giai đoạn triển khai lớn – vào tháng Sáu/Bảy, và khoảng 2–3 tháng sau đó.

Các nội dung lặp lại, phản hồi và giải thích của chúng tôi

Để thuận tiện cho bạn, chúng tôi cũng sẽ ghi lại một số phản hồi này trong phần FAQ của dự án.

Truy cập địa chỉ IP

  • Việc tách quyền mới (checkuser-temporary-account) thành một nhóm mới (Người xem IP của tài khoản tạm thời), thay vì gắn kỹ thuật vào bất kỳ nhóm hiện có nào (như tuần tra viên). Chúng tôi đã quyết định làm điều này vì một số lý do:
    • Việc truy cập địa chỉ IP mang theo rủi ro. Quyền này tương tự như quyền kiểm định. Địa chỉ IP được coi là thông tin nhận dạng cá nhân (một loại dữ liệu cá nhân). Các tác nhân bên ngoài muốn truy cập địa chỉ IP giờ đây sẽ cần tương tác với người dùng có quyền này. Người dùng có quyền này nên nhận thức được điều này và cảnh giác với khả năng có các yêu cầu truy cập đáng ngờ.
    • Thông lệ tốt cho việc bảo vệ quyền riêng tư. Việc cấp quyền truy cập cho người dùng được tin cậy nhưng không cần quyền này để thực hiện công việc của họ không phải là một thông lệ tốt trong việc xử lý dữ liệu cá nhân.
    • Loại bỏ quyền. Việc truy cập địa chỉ IP sẽ được ghi lại (ví dụ). Nếu phát hiện bất kỳ ai sử dụng sai quyền này thì nó có thể bị thu hồi riêng biệt với bất kỳ quyền nào khác mà người dùng có thể có. Việc loại bỏ các quyền không liên quan đến truy cập địa chỉ IP sẽ khó khăn và đôi khi không hợp lý.
    • Bạn có thể cấp quyền mới này cho tất cả người dùng thuộc một nhóm hiện có nhất định một cách cá nhân. Tuy nhiên, những người dùng này phải đáp ứng các tiêu chí cho Người xem IP của tài khoản tạm thời.
    • Để rõ ràng – tất cả những điều này không ảnh hưởng đến bảo quản viên, hành chính viên, kiểm định viên, tiếp viên và các nhóm khác được nhắc đến trong chính sách toàn cầu.
  • Yêu cầu hoạt động. Đối với những người dùng cần được cấp quyền truy cập thủ công, chính sách quy định rằng họ "phải chỉnh sửa hoặc thực hiện một hành động được ghi lại trên dự án địa phương ít nhất một lần trong vòng 365 ngày." Yêu cầu này không thay đổi.

Quy trình cấp quyền

  • Tính hình thức của việc cấp quyền. Không cần các cuộc thảo luận dài hoặc bỏ phiếu như Yêu cầu trở thành Quản trị viên. Chỉ cần một quản trị viên đưa ra quyết định dựa trên đánh giá của họ.
  • Yêu cầu bổ sung cho người dùng xin cấp quyền.
    • Bạn có quyền tự chủ đối với quy trình cấp quyền. Bạn có thể áp dụng ngưỡng cao hơn 300 chỉnh sửa hoặc không cho phép người dùng "không phải quản trị viên+" có quyền này. Quy trình cấp quyền có thể đơn giản hoặc phức tạp tùy theo bạn thấy phù hợp.
    • Không rõ tiêu chí nào để quản trị viên quyết định cấp quyền – làm thế nào để biết người dùng cần truy cập địa chỉ IP. Không có yêu cầu bắt buộc nào ngoài tối thiểu 300 chỉnh sửa và tài khoản đã tồn tại 6 tháng. Bạn có thể đưa ra các tiêu chí bổ sung liên quan đến sự tin cậy của người dùng (chẳng hạn như không bị chặn trước đó hoặc vi phạm bản quyền) hoặc kinh nghiệm trong các hoạt động tuần tra.
  • Gánh nặng bổ sung cho quản trị viên. Chúng tôi hiểu sự vất vả khi phải cấp và thu hồi thêm một quyền nữa. Đây thực sự là một điểm bất lợi. Chúng tôi nghĩ rằng đây chỉ là một nỗ lực một lần để cấp quyền này cho một số lượng lớn người. Chúng tôi tò mò liệu bạn có thể tìm ra cách để hạn chế gánh nặng này không.

Cách thực hiện việc tuần tra sau khi tài khoản tạm thời được kích hoạt

  • "Tuần tra ngược" và 90 ngày. Trong một số wiki, các thành viên cộng đồng viết rằng "tuần tra ngược" (tuần tra các chỉnh sửa cũ) có thể trở thành một vấn đề với giới hạn 90 ngày đối với IP của tài khoản tạm thời. Theo hiểu biết của chúng tôi (điều này đã được tham khảo ý kiến với các tiếpp viên), trong các tình huống điển hình, 90 ngày sau khi chỉnh sửa, thách thức chính nằm ở việc dọn dẹp chứ không nhất thiết là nhu cầu kết nối danh tính của những người lạm dụng. Nhưng chúng tôi hiểu rằng có thể có các tình huống khác nhau trên các wiki khác nhau, và một số kẻ phá hoại rất sáng tạo. Trong mọi trường hợp, giới hạn 90 ngày không áp dụng cho các bằng chứng về mặt hành vi hoặc quy luật chỉnh sửa – những điều này sẽ tiếp tục hiển thị. Con số này có thể được thay đổi, và chúng tôi sẽ chú ý đến suy nghĩ và bằng chứng của bạn về các cuộc điều tra bị trở nên khó khăn hơn. Điều quan trọng cần lưu ý là đối với các trường hợp có hành vi lạm dụng lâu dài đã được chứng minh, chúng tôi có thể công khai tài liệu địa chỉ IP cho nhu cầu tuần tra.
  • Giới hạn tạo tài khoản ("giới hạn tốc độ"). Chỉ có thể tạo sáu tài khoản tạm thời từ một IP trong vòng 24 giờ. Giới hạn này nhằm ngăn chặn việc một kẻ phá hoại tạo ra nhiều tài khoản trong thời gian ngắn. Giới hạn này giống với việc tạo tài khoản đã đăng ký. Đây không phải là một biện pháp hoàn hảo, nhưng nó tương tự như một cơ chế cũ mà tất cả chúng ta đều quen thuộc, và xác định một mức độ bảo vệ cơ bản.

Các bước tiếp theo mà chúng tôi muốn đề xuất

  • Chúng tôi khuyến khích bạn bắt đầu cấp quyền trước khi tài khoản tạm thời được triển khai để bạn sẵn sàng khi đến thời điểm đó.
  • Chúng tôi khuyến khích bạn xem xét việc áp dụng một chính sách về việc cấp và thu hồi quyền, nếu bạn nghĩ rằng cần thêm bất kỳ điều gì vào chính sách toàn cầu.
  • Chúng tôi muốn cho bạn thấy mức độ quan liêu trên wiki mà chúng tôi cho là đủ. Trong phần nháp, chúng tôi đã tạo một bản nháp về cách một trang yêu cầu cờ có thể trông như thế nào. Tất nhiên, nội dung cuối cùng của trang sẽ phụ thuộc vào cộng đồng của bạn. Chúng tôi không có ý định chỉ đạo bạn về vấn đề này.

Giữ liên lạc

Như mọi khi, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về dự án, hãy đọc bài đăng trên Diff, ghé thăm trang dự án của chúng tôi và trang FAQ. Hãy đăng ký nhận bản tin để giữ liên lạc. Xin cảm ơn! NKohli (WMF)SGrabarczuk (WMF) (thảo luận) 20:59, ngày 12 tháng 5 năm 2025 (UTC)Trả lời

Bản tin Kỹ thuật: Tuần 20-2025

[sửa | sửa mã nguồn]

MediaWiki message delivery 22:37, ngày 12 tháng 5 năm 2025 (UTC)Trả lời

Tên bài viết của các chủ thể lịch sử văn hóa Rus

[sửa | sửa mã nguồn]

(Mình chỉ là tay mơ, và viết về những điều mà mình muốn có được sự đồng thuận nhất trí của mọi người, mình không rành về các mã code và quy cách vận hành, đề cử, bỏ phiếu vân vân của Wikipedia. Nếu được, mong một số bạn mod sẽ giúp mình lan tỏa thảo luận này đến những cá nhân khác để bỏ phiếu (nếu cần). Xin cảm ơn!)

Xin chào mọi người. Mình đang có ý định tạo hàng loạt các bài viết về lịch sử của người Rus (tổ tiên của người Nga, người Ukrainangười Belarus) thì mình nhận thấy rõ rằng chúng ta đang gặp phải vấn đề về tính trung lập của tên gọi cho các chủ thể thuộc cụm văn hóa này. Mình có đọc qua một số thảo luận cũ thì hình như mọi người vẫn chưa đạt được đồng thuận và cứ bám vào yếu tố "sử dụng tên phổ biến". Tuy nhiên mình nghĩ ngoài yếu tố sử dụng tên phổ biến, thì Wikipedia tiếng Việt, được viết bởi và cho người Việt – một dân tộc hoàn toàn xa lạ về văn hóa với người Rus, thì ngoài yếu tố sử dụng tên phổ biến, ta phải đề cao tính trung lập trên hết, đặc biệt là trong bối cảnh người Rus là tổ tiên văn hóa của cả 3 quốc gia độc lập hiện tại. Vả lại, nếu có bám theo điều kiện tên phổ biến đi chăng nữa, thì trong số hàng chục nghìn nhân vật lịch sử Rus cũng chỉ nổi bật vài người được đề cập đến trong báo chí Việt bằng cách gọi của người Pháp, người Anh, chứ không phải toàn bộ người Rus đều có tên phổ biến, nên việc đồng bộ cùng với tính trung lập là hết sức cần thiết.

Trước khi đi vào cụ thể từng vấn đề, mình xin nói sơ về các tên gọi của cụm văn hóa này để một số bạn dễ hình dung. Về cách đặt tên cho các chủ thể, thì ở châu Âu mỗi nước sẽ có mỗi cái tên tương ứng cho mỗi tên ngoại mà họ đề cập, ví dụ: người Ba Lan sẽ đề cập đến ông Vladimir Vladimirovich Putin bằng Władimir Putin, người Litva sẽ gọi ông là Vladimiras Putinas. Điều này xảy ra tương tự ở vùng văn hóa Đông Á của chúng ta khi chúng ta đề cập đến những nhân vật lịch sử Trung Quốc, Triều Tiên bằng từ Hán-Việt thay vì chữ phiên âm Latinh hiện đại của họ (ví dụ: Triều Tiên Thái Tổ). Lí do cho việc này chỉ đơn giản là vì có sự gắn bó văn hóa (sự gắn bó về văn hóa giữa các nước châu Âu và giữa các nước Á Đông).

Tuy nhiên, ở góc độ một nước có nền văn hóa không liên quan đến người Rus, chúng ta phải dùng những cái tên mang tính trung lập để đề cập đến các chủ thể thuộc nền văn hóa này. Do đó, chúng ta không được dùng cách gọi tên người Rus của người Anh (Vladimir, Sviatopolk) để đặt tên bài, lại càng không thể dùng cách gọi riêng của ba quốc gia Nga, Ukraina và Belarus (Vladimir, Volodymyr hay Uladzimir). Cả 3 quốc gia này đều tuyên bố người Rus làm tổ tiên văn hóa của họ, việc chúng ta sử dụng 1 trong 3 ngôn ngữ để đặt tên cho một nhân vật lịch sử Rus là một việc rất thiếu trung lập ở góc độ một nền văn hóa xa lạ như Việt Nam chúng ta.

Vì vậy, mình đề xuất dùng Tiếng Đông Slav làm tên gọi chung cho các bài viết về nhân vật lịch sử Rus. Đây chính xác luôn là ngôn ngữ của người Rus, đến khoảng thế kỉ thứ 13 thì bắt đầu phân nhánh thành tiếng Nga, tiếng Ukraina, tiếng Belarus. Ngôn ngữ này có văn học khảo chứng được, có phiên bản Latinh hóa (Romanisation) đàng hoàng, hoàn toàn phù hợp để dùng làm tên bài viết.

Nếu được sự đồng thuận từ cộng đồng Wikipedia, thì đây sẽ là giải pháp trung lập nhất cho những vấn đề tồn tại như sau:

  1. Vladimir Đại đế (đặt theo Nga, Anh): một nhân vật lịch sử Rus nhưng cái tên lại thiên về chỉ riêng Nga và bỏ qua tính Ukraina lẫn Belarus. Tiếng Nga gọi là Vladimir, nhưng tiếng Ukraina và Belarus gọi khác, tiếng Đông Slav gọi là Volodimer (tên này hoàn toàn trung lập)
  2. Kiev Rus' (Đặt theo Nga): một nhà nước của người Rus, thủ đô ngày nay nằm ở Ukraina nhưng cái tên lại thiên về cách đọc của người Nga. Giải pháp cho việc này là đổi tên thành Đại công quốc Rus hoặc cụ thể hơn thì Đại công quốc Rus (880-1240) (tên này sẽ hoàn toàn trung lập).
  3. Người Rus' (Đặt theo Anh): thoạt nhìn thì trung lập nhưng thực chất thì không. Đây là cách người Anh đề cập đến người Rus trong văn bản của người Anh. Trong tất cả các văn bản của người Rus và người Hy Lạp và toàn bộ các nước châu Âu khác thì họ chỉ đơn giản là Rus, không có dấu chấm phẩy, dấu chấm phẩy có lẽ là một phần của ngữ pháp tiếng Anh chăng?ô

– Quang Quân (thảo luận) 13:55, ngày 15 tháng 5 năm 2025 (UTC)Trả lời

  •  Ý kiến Phản đối dùng Tiếng Slav Đông cổ để đặt tên bài viết. Thời nay, không còn ai dùng tiếng này nữa cả. Chưa kể, bất cập cho việc độc giả muốn tìm hiểu thêm về nhân vật qua sách hay google này nọ. Dùng tiếng Anh phổ biến là ok rồi. Dùng tiếng Nga thì tôi nghĩ không ổn. Ví dụ, Vladimir Vladimirovich Putin tiếng Nga là Влади́мир Влади́мирович Пу́тин. Căn bản chúng ta đã dùng tên tiếng Anh cho tất cả các nhân vật người Nga, Ukraina và Belarus trong thời hiện đại. Do đó, dùng tiếng Anh cho các tên nhân vật thời Kiev Rus' tôi nghĩ không có vấn đề gì. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:27, ngày 17 tháng 5 năm 2025 (UTC)Trả lời
    "Vladimir Vladimirovich Putin" thì vẫn là tiếng Nga thôi, vì nó là phiên âm Latin từ bảng chữ cái Kirin. Cần phân biệt "ngôn ngữ" và "phiên âm". Ví dụ, "Mokumokuren" là phiên âm Latin từ chữ kanji của tiếng Nhật (目目連), không có ai gọi "Mokumokuren" là tiếng Anh hết. Plantaest (thảo luận) 16:30, ngày 17 tháng 5 năm 2025 (UTC)Trả lời
    Plantaest Phiên âm tiếng Anh dựa theo tiếng Nga thì vẫn là tiếng Anh mà? Tính vậy cho dễ tính. "Mokumokuren" là từ "loanword" (từ mượn) trong tiếng Anh từ tiếng Nhật. Tiếng Anh có rất nhiều từ mượn từ các ngôn ngữ khác nhau. Ví dụ, 習近平 phiên âm qua tiếng Anh là Xi Jinping. Giờ chả lẽ nói Xi Jinping là tiếng Hán? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 21:23, ngày 17 tháng 5 năm 2025 (UTC)Trả lời
    @Nguyentrongphu: Phiên âm Latin, không có ai gọi là phiên âm tiếng Anh. Tiếng Pháp vẫn dùng fr:Xi Jinping, vậy không lẽ "Xi Jinping" là tiếng Pháp? Bạn nên xem lại các khái niệm đi. Plantaest (thảo luận) 02:16, ngày 18 tháng 5 năm 2025 (UTC)Trả lời
    Để nói đơn giản, "Xi Jinping" là tiếng Quan Thoại, nhưng không dùng Hán tự, mà dùng bính âm (phiên âm Latin). Chả hạn, tiếng Mân Nam, thay vì dùng Hán tự, người ta cũng có cách phiên âm Latin riêng thay vì dùng bính âm, thì "Xi Jinping" sẽ được phiên âm thành "Si̍p Kīn-pêng", dù tiếng Quan Thoại và tiếng Mân Nam cùng dùng Hán tự là 习近平. Plantaest (thảo luận) 02:24, ngày 18 tháng 5 năm 2025 (UTC)Trả lời
    Plantaest Uh, tôi bị nhầm thật. Xi Jinping là bích âm chứ không phải tiếng Anh. Mà bạn nói "Vladimir Vladimirovich Putin" là tiếng Nga thì không hẳn là đúng đâu nhé. Đó là chữ phiên âm Latin từ tiếng Nga mà (khác với tiếng Nga gốc). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 02:35, ngày 18 tháng 5 năm 2025 (UTC)Trả lời
    @Nguyentrongphu: Đó vẫn là tiếng Nga, nhưng dùng phiên âm Latin. Bạn đang không hiểu các khái niệm của ngôn ngữ, hiểu đơn giản, ngôn ngữ gồm âm thanh (tiếng) và chữ. Người ta có thể dùng bất kỳ hệ chữ nào để thể hiện âm thanh nếu được. Như tiếng Việt trước đây dùng chữ Nôm và giờ là Latin. Plantaest (thảo luận) 02:39, ngày 18 tháng 5 năm 2025 (UTC)Trả lời
    bạn Plantaest nói đúng, ví dụ là Kazakhstan chính thức dùng chữ Latin và bỏ chữ Cyrillic thì vẫn là tiếng Kazakhstan, còn Moldova chính thức dùng tiếng România (chữ Latin) và bỏ tiếng Moldova (nói tiếng România nhưng dùng chữ Cyrillic) – RAFAEL RONEN 08:46, ngày 18 tháng 5 năm 2025 (UTC)Trả lời
    Xem thêm: Pyotr I của Nga. Plantaest (thảo luận) 16:41, ngày 17 tháng 5 năm 2025 (UTC)Trả lời
    Đúng ạ. Pyotr là tên người trong văn hóa Nga nên dùng Pyotr đặt tên bài là hoàn toàn trung lập và chính xác, không thể đặt là Peter như Wiki tiếng Anh được.Quang Quân (thảo luận) 09:29, ngày 18 tháng 5 năm 2025 (UTC)Trả lời
    @Nguyentrongphu Dùng tiếng Anh thì không trung lập bạn ạ, nó sẽ giống như người nước ngoài tự nhiên lại đi gọi Việt Nam là Yuenan dù họ không phải người Hán vậy đó bạn.
    Bạn nói tiếng Slav Đông không còn được sử dụng, gây bất cập cho độc giả tìm hiểu thì mình thấy không thuyết phục cho lắm. Vì tiếng Slav Đông vẫn còn hiệu lực khảo chứng trong hầu hết các báo cáo/tài liệu/tác phẩm/trang mạng ở thời điểm hiện tại, kể cả Wikipedia tiếng Anh cũng vẫn luôn dẫn tiếng Slav Đông vào các bài lịch sử Kyiv Rus và có cả bản mẫu ngôn ngữ, địa vị của tiếng Slav Đông và tiếng Church Slavonic tại các nước hậu thân của Rus cũng giống như địa vị của tiếng Latinh tại các nước Nam Âu vậy, chỉ khác là không phải ngôn ngữ phổ biến bằng Latinh thôi.
    Tất cả các kết quả trên google nếu tìm kiếm "Volodimer I" đều dẫn tới Vladimir Đại đế, tất cả các kết quả nếu tìm kiếm "Svetopluku" đều dẫn đến vua Sviatopolk I của Rus một cách dễ dàng, chưa kể bây giờ là thời đại 5.0 rồi, các công cụ AI liên kết với các công cụ tìm kiếm, mọi thông tin đều được interlink với nhau một cách rất dễ dàng. Vả lại dù đặt tên bài bằng tiếng Slav Đông thì đầu bài cũng vẫn chú dẫn các ngôn ngữ như Nga, Ukraina và Belarus hiện đại và cả tiếng Anh. Nên không có gì là khó khảo chứng hay bất cập hết theo mình là vậy. Quang Quân (thảo luận) 09:26, ngày 18 tháng 5 năm 2025 (UTC)Trả lời
    Theo như nhận định ở trên thì đó vẫn là tên tiếng Nga dựa theo phiên âm Latin. Thế nhé, tôi nghĩ phương án của bạn sẽ không có ai ủng hộ đâu. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 21:54, ngày 18 tháng 5 năm 2025 (UTC)Trả lời

Lời kêu gọi ứng cử vào Ủy ban Điều phối Bộ Quy tắc Ứng xử Chung (U4C)

[sửa | sửa mã nguồn]

Kết quả bỏ phiếu về Hướng dẫn Thực thi Bộ Quy tắc Ứng xử Chung và Hiến chương Ủy ban điều phối (U4C) hiện đã được công bố trên Meta-wiki.

Bây giờ, bạn đã có thể ứng cử vào một vị trí trong Ủy ban Điều phối. Thời gian ứng cử bắt đầu từ bây giờ cho đến 29 tháng 5 năm 2025 lúc 12:00 UTC. Mọi thông tin về điều kiện ứng cử tối thiểu, quy trình bầu cử và timeline được cung cấp tại Meta-Wiki. Giai đoạn bỏ phiếu sẽ bắt đầu từ 1 tháng 6 năm 2025 và sẽ được tiến hành trong 2 tuần, kết thúc vào 15 tháng 6 năm 2025 lúc 12:00 UTC.

Nếu bạn có thắc mắc, hãy đặt câu hỏi tại trang thảo luận của cuộc bầu cử. -- hợp tác với U4C,

Tin nhắn được gửi bởi Keegan (WMF) (thảo luận) 22:07, ngày 15 tháng 5 năm 2025 (UTC)Trả lời

Nếu được đề cử, tôi đề cử @Plantaest, vì thành viên là người có trình độ ngoại ngữ tốt, cách nói chuyện hoà nhã, có thể đứng giữa để giải quyết các tranh chấp. ⋆˚。⋆୨✧୧˚ 강혜원 ˚୨✧୧⋆。˚⋆🎀 𝑪𝑼𝑻𝑬 🎀 15:50, ngày 17 tháng 5 năm 2025 (UTC)Trả lời
@Hide on Rosé: Tôi thì không có thời gian để tham gia mấy cái này. Nếu là vấn đề kỹ thuật thì có thể, còn mấy việc tranh chấp thì không dễ. Plantaest (thảo luận) 16:26, ngày 17 tháng 5 năm 2025 (UTC)Trả lời

Được dịch bởi ⋆˚。⋆୨✧୧˚ 강혜원 ˚୨✧୧⋆。˚⋆🎀 𝑪𝑼𝑻𝑬 🎀 11:28, ngày 17 tháng 5 năm 2025 (UTC)Trả lời

Mời mọi người tham gia. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 22:22, ngày 17 tháng 5 năm 2025 (UTC)Trả lời

Join the 6th Wikipedia Pages Wanting Photos Campaign – 2025 Edition

[sửa | sửa mã nguồn]

Dear Wikipedia community,

(Please help translate to your language)

We invite your community to participate in the 6th edition of the Wikipedia Pages Wanting Photos Campaign, a global campaign taking place from July 1 to August 31, 2025.

Participants will choose among Wikipedia pages without photos, then add a suitable photo from among the many thousands of photos in the Wikimedia Commons, especially those uploaded from thematic contests (Wiki Loves Africa, Wiki Loves Earth, Wiki Loves Folklore, Wiki Loves Monuments, etc.) over the years.

More than 80 Wikimedia affiliates have participated since the campaign was launched in 2020 and have added images to more than 400,000 Wikipedia articles in over 245 Wikipedia languages. Thanks to the volunteer contributors!

We now invite your community to organize and lead the campaign within your community. As a local organizer, you may:

  • Encourage individual members to take part by adding images to Wikipedia articles.
  • Host edit-a-thons focused on improving visual content.
  • Organize training workshops to teach contributors how to correctly integrate images into Wikipedia.

These activities will help build local capacity and increase visual content across Wikipedia.

Please note that for participants to be eligible to participate in the campaign, they need to have registered an account for at least a year before the official start date of the contest. That is, for the 2025 edition, they must have registered an account on or before July 1, 2025. The account can be from any Wikimedia project wikis.

The organizing team is looking for a contact person to coordinate WPWP participation at the Wikimedia user group or chapter level (geographically or thematically) or for a language Wikipedia.

We would be glad for you to sign up directly at WPWP Participating Communities.

With kind regards,

User:Reading Beans On behalf of the Wikipedia Pages Wanting Photos campaign 2025. MediaWiki message delivery (thảo luận) 21:53, ngày 18 tháng 5 năm 2025 (UTC)Trả lời

Bản tin Kỹ thuật: Tuần 21-2025

[sửa | sửa mã nguồn]

MediaWiki message delivery 23:11, ngày 19 tháng 5 năm 2025 (UTC)Trả lời

RfC ongoing regarding Abstract Wikipedia (and your project)

[sửa | sửa mã nguồn]

(Apologies for posting in English, if this is not your first language)

Hello all! We opened a discussion on Meta about a very delicate issue for the development of Abstract Wikipedia: where to store the abstract content that will be developed through functions from Wikifunctions and data from Wikidata. Since some of the hypothesis involve your project, we wanted to hear your thoughts too.

We want to make the decision process clear: we do not yet know which option we want to use, which is why we are consulting here. We will take the arguments from the Wikimedia communities into account, and we want to consult with the different communities and hear arguments that will help us with the decision. The decision will be made and communicated after the consultation period by the Foundation.

You can read the various hypothesis and have your say at Abstract Wikipedia/Location of Abstract Content. Thank you in advance! -- Sannita (WMF) (thảo luận) 15:27, ngày 22 tháng 5 năm 2025 (UTC)Trả lời

Binh đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhờ một thành viên giúp cập nhật lại số liệu điều tra nhân khẩu theo w:zh:新疆生产建设兵团师团列表. Xin cảm ơn. – Ccv2020 (thảo luận) 14:39, ngày 23 tháng 5 năm 2025 (UTC)Trả lời